Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tiếp và làm việc với Bệnh viện Tartu, Estonia

Date: 12/01/2018Lượt xem: 816
Sáng  ngày 12/01/2018, tại phòng 201 Học viện Y Dược học Việt Nam đã có buổi tiếp và làm việc với Bệnh viện Tartu (Estonia), để trao đổi về chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo về phẫu thuật chỉnh hình và giải mã gen; Xây dựng trung tâm thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh.

Buổi làm việc có sự tham gia của TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện; PGS.TS Nguyễn Duy Thuần; Trưởng các phòng, ban của Học Viện, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các bộ môn dược, khoa dược. Về phía Bệnh viện Tartu có GS.TS. Sulev Koks – Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc gia Estonia; GS.TS. Aare Marson – Nguyên chủ tịch hội chấn thương chỉnh hình Bắc Âu, Bệnh viện Tartu; TS. Ene Reimann – Chuyên gia giải mã gen thế hệ mới, Bệnh viện Tartu; TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Viện Nghiên cứu Đinh Tiên Hoàng.


 
TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện đã giới thiệu về lịch sử phát triển của Học viện 

Tại buổi làm việc, thay mặt ban giám đốc TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện đã giới thiệu về lịch sử phát triển của Học viện và tình hình hợp tác quốc tế của Học viện. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học YHCT Tuệ Tĩnh. Đến nay, Học viện đã phát triển vững chắc trên mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên, trong đó có gần 50 tiến sĩ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. 

Học viện có 4 đơn vị thành viên gồm: Hệ thống đào tạo; Bệnh viện đa khoa thực hành; Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh và các Trung tâm. Học viện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, chú trọng xây dựng các trung tâm tiền lâm sàng, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy và học của các giảng viên, sinh viên trong trường. Tiếp tục nâng cao và phát triển các đơn vị trực thuộc của Bệnh viện Tuệ Tĩnh như cơ sở đào tạo, thực hành, phát triển Viện nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh.

Về phía Bệnh viện Tartu, GS.TS. Aare Marson đã giới thiệu về Đại học Tartu (University of Tartu) và Bệnh viện Tartu. Đại học Tartu là trường lớn nhất của Estonia Được thành lập vào năm 1632, trường là tổ chức lâu đời nhất về giáo dục đại học của Estonia, và là một trong những trường lâu đời nhất ở Bắc Âu. Đại học Tartu có khoảng 18.000 sinh viên, trong đó có hơn 1.000 sinh viên quốc tế. Trường cũng tham gia trong chương trình Erasmus Mundus,hợp tác với hơn 200 trường đại học trên toàn thế giới. Đại học Tartu tự hào về việc có nhiều cựu sinh viên đáng chú ý, trong đó có hai người đoạt giải Nobel trong y học và hóa học. 


 
 GS.TS. Aare Marson đã giới thiệu về Đại học Tartu (University of Tartu) và Bệnh viện Tartu


Một số chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh của trường bao gồm các lĩnh vực như, Y Dược, Khoa học và Công nghệ, Triết học, Khoa học Máy tính, Khoa học Đo lường Ứng dụng, Quản trị Kinh doanh và Robot. Trong bảng xếp hạng mới đây của The World Unisversity Rankings, Đại học Tartu nằm trong Top 3% trường đại học hàng đầu trên thế giới.

TS. Ene Reimann – Chuyên gia giải mã gen thế hệ mới, Bệnh viện Tartu đã giới thiệu về giải mã gen. Bà Ene Reimann đã có 10 năm kinh nghiệm về giải mã gen thế hệ mới. Viện nghiên cứu gen ở Tartu có nhiều máy móc hiện đại về giải mã gen, ngân hàng lưu trữ gen. Có thể nghiên cứu những mẫu chất tự nhiên xem có vi khuẩn ẩn chứa bên trong, nghiên cứu về đột biến gen, phát hiện các bệnh ung thư, sàng lọc thai nhi trước sinh…

Tại buổi làm việc, cả hai bên cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác song phương trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển chương trình đào tạo về phẫu thuật chỉnh hình và giải mã gen; Xây dựng trung tâm thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh. 


 
Hai bên trao đổi về chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo về phẫu thuật chỉnh hình và giải mã gen
 
Thông qua những chia sẻ về nhu cầu phát triển viện nghiên cứu gen, ngân hàng gen và đào tạo đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi của Học viện, GS.TS. Sulev Koks cho biết sẽ hỗ trợ Nhà trường về cung cấp những thông tin liên quan đến chương trình đào tạo tiến sỹ tại Estonia; đặc biệt về lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình và giải mã gen; danh mục các tài liệu và trang thiết bị cần thiết cho việc xây dựng ngân hàng gen, phòng thí nghiệm theo chuẩn châu Âu cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong việc xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Học viện.

TS. Đậu Xuân Cảnh đã thay mặt Học viện gửi lời cảm ơn chân thành đến các Giáo sư Bệnh viện Tartu về sự hỗ trợ nhiệt tình trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Học viện trong thời gian qua và hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ hợp tác của hai bên sẽ tiếp tục gắn bó, mở rộng và hiệu quả hơn.

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

 
    
Hai bên trao đổi hợp tác xây dựng trung tâm thí nghiệm, ngân hàng gen tại Viện nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh

 

TS. Đậu Xuân Cảnh tặng quà lưu niệm và chụp ảnh cùng đại diện Bệnh viện Tartu 

 

T/h: Lê Chính, Ảnh: Hùng Phúc



Tin liên quan:

Thông báo về việc tuyển sinh Dược sĩ đại học chuyên ngành Đông dược – Liên kết Việt Nam – Trung Quốc

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn