SÀI CÁT GIẢI CƠ THANG (Thương hàn lục thư)

Date: 29/07/2016Lượt xem: 4538

1- Thành phần:

 

Sài hồ                    

6-12g

Cam thảo               

2-4g

Khương hoạt         

4-6g

Bạch thược             

4-12g

Cát căn                  

8-16g

Bạch chỉ                

4-6g

Cát cánh                

4-12g

Thạch cao              

8-20g

Hoàng cầm            

4-12g

 

2- Cách dùng: Gia thêm Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc uống.

3- Tác dụng: Giải cơ, thanh nhiệt.

4- Giải thích bài thuốc:

Trong bài thuốc các vị Cát căn, Sài hồ có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt là chủ dược, Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, giảm đau; Hoàng cầm, Thạch cao giúp thanh lý nhiệt, đều là thuốc hỗ trợ Bạch thược; Cam thảo hòa Vinh vệ; Cát cánh khai thông phế khí; Gừng tươi, Đại táo điều hòa Vinh vệ.

5- Ứng dụng lâm sàng:

Trường hợp không có đau đầu và sợ lạnh bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ. Nếu có khát nước, rêu lưỡi khô gia Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt, sinh tân, nếu ho có đờm đặc gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hóa đờm. Bài thuốc được dùng có kết quả đối với các bệnh cảm cúm, cảm sốt đau đầu, đau mình mẩy.


Vũ Hồng

Trích dẫn bổ sung theo GS. Trần Văn Kỳ

 “250 BÀI THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN CHỌN LỌC”

 NXB Thanh Niên - 2000

Tin liên quan:

MA HẠNH THẠCH CAM THANG (Thương hàn luận)

HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG (Ngoại đài bí yếu)

SÀI ĐẤT CÚC HOA THANG

NGÂN KIỀU TÁN (Ôn bệnh điều biện)

ĐẠI THANH LONG THANG ( Thương hàn luận)

Một số bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn