Sơ can thuận khí hành ứ thang

Date: 10/10/2018Lượt xem: 8907

Xuyên khung 12g

Nga truật 12g

Xuyên quy 12g

Huyền hồ 8g

Ngũ linh chi 12g

Hương phụ 12g

Xích thược 12g

Mộ chương (nam) 12g

Dây bìm bìm (khiên ngưu đằng) 12g

Chỉ xác 12g

Ô dược 12g

Chủ trị:

Xơ gan: bụng to phệ ấn vào vùng gan chắc đau, ăn uống sút kém, ăn vào khó chịu ách nghịch lên khó thở; tay chân gầy guộc da xám có trường hợp nổi gân xanh ở bụng (tuần hoàn bàng hệ). Đại tiện bất thường, khi táo bón, khi đi lỏng; tiểu tiện khithông khi bí, đỏ vàng, rêu lưỡi trắng bợt, mạch sác.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày

Ngày uống 1 thang

- Bệnh nguyên nhân là do 2 tạng can-tỳ đều hư do đó trong điều trị phải điều trị song song cả can – tỳ; điều trị can trước tỳ sau. Điều trị Can dùng bài: Sơ can thuận khí hành ứ trên. Điều trị tỳ hư dùng bài Lý tỳ dưới đây:

Sa sâm (hay Đẳng sâm) 12g

Bạch linh 12g

Bạch truật 8g

Cam thảo 4g

Huyền hồ 12g

Đào nhân 12g

Ngũ linh chi 12g

Dây bìm bìm 12g

Tam lăng 12g

Ô dược 12g

       Nga truật 12g

     Hương phụ 12g

     Mộ chương (nam) 8g

Khi vận dụng vào lâm sàng cần vận dụng linh hoạt: Nhất công nhị bổ hoặc nhất bổ nhị công nghĩa là dùng bài Sơ can thuận khí hành ứ hai tuần chuyển sang dùng bài Lý tỳ hai tuần, sau đó lại chuyển sang dùng bài Sơ can thuận khí hành ứ hai tuần… luân phiên nhau mới có tác dụng kết quả tốt.

-Bệnh này là một bệnh rất khó chữa, dễ tái phát, phải dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, phòng dục, vận động cơ thể.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các chất khó tiêu như: Mỡ, rau sống, trứng, các chất tanh, các chất kích thích như ớt, tỏi, tiêu, giấm, rượu, cà phê, thuốc lá… Kiêng phòng dục.

 

BBTWebsite - st

Tin liên quan:

Hành khí lợi thủy sát trùng thang

Bình vị hợp ngũ linh gia vị thang

Núc nác cối xay thang

Núc nác tơ hồng phòng kỷ thang

Thanh can giải độc thang

Nhân trần Bồ công anh thang

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn