Thanh hao miết giáp thang

Date: 19/02/2019Lượt xem: 6892

1- Thành phần:

Thanh hao


8 -12g

Tế sinh địa


12 – 16g

Đơn bì


12 – 16g

Miết giáp


16 – 20g

Tri mẫu


8 – 12g

2- Cách dùng: Sắc nước uống

3- Tác dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt

4- Giải thích bài thuốc:

        Trong bài thuốc vị Miết giáp tính vị hàn mặn có tác dụng tư âm thoái hư nhiệt, Thanh hao thanh nhiệt đều là chủ dược,Sinh địa, Tri mẫu hỗ trợ Miết giáp để dưỡng âm thoái hư nhiệt, Đơn bì thanh nhiệt ở huyết phận tăng tác dụng thanh nhiệt của bài thuốc

5- Ứng dụng lâm sàng:

        Bài thuốc chủ yếu dùng trong các trường hợp sốt kéo dài dai dẳng, sáng nhẹ chiều tối nặng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác hoặc “huyền” tế “sác”

        Trường hợp bệnh lao phổi gia thêm Sa sâm, Mạch môn, Hạn liên thảo để dưỡng âm thanh phế. Trường hợp hư nhiệt kéo dà igia thêm Thạch hộc, Địa cốt bì, Bạch vi

        Đối với trẻ em sốt mùa hè, sốt nặng vềđêm thuộc chứng âm hư nội nhiệt có thể dùng phối hợp bài thuốc này gia Bạch vi,Thiên hoa phấn, Cọng sen

        Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu hoặc bệnh ôn ở khí phần âm hư co giật, không nên dùng bài này

        Phụ phương:

1- Hoàng kỳ, Miết giáp tán (vệ sinh bảo giám) gồm có các vị: Mật chích Hoàng kỳ, Chích miết giáp, Thiên môn mỗi thứ 20g, Tần giao, Sài hồ, Bạch linh mỗi thứ         12g. Tang bạch bì, Tử uyển, Bán hạ, Bạch thược, Sinh địa, Tri mẫu, Chích thảo mỗi thứ 12g, Đảng sâm, Cát cánh, Nhục quế mỗi thứ 6g. Tán bột mịn làm thuốc tán hoặc dùng thuốc thang. Tác dụng tư âm,thanh nhiệt, ích khí, kiện tỳ, chỉ khái, hóa đờm, chủ trị hư lao, phiền nhiệt,chân tay mệt mỏi, ho họng khô đờm ít, chán ăn, ra mồ hôi hoặc sốt chiều, lưỡi nhợt, đầu lưỡi đỏ. Mạch “hư sác”

2- Thanh cốt tán: (Chứng trị chuẩn thằng) gồm các vị: Ngân sài hồ 6g, Hồ hoàng liên, Tần giao, Miết giáp, Địa cốt bì, Thanh hao, Tri mẫu mỗi thứ 4g, Chích thảo 2g. Tán bột mịn uống hoặc sắc uống. Tác dụng tư âm, thoái hư nhiệt, chủ trị các chứng âm hư sốt chiều hoặc sốt thấp kéo dài, người gầy, môi má đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch“tế sác”

BBT Website - st

 


Tin liên quan:

Tả bạch tán

Tả kim hoàn

Đạo xích tán

Thanh lợi đại tràng, thăng đề cử hãm thang

Mao căn ý dĩ thang

Ngũ nhân hoàn

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn