Học thuyết tạng tượng ( Phần 2)

Date: 21/05/2012Lượt xem: 29216

SỰ LIÊN HỆ HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI TẠNG

Giữa ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận về công năng sinh lý có quan hệ nương tựa lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau. Ví dụ:

·         Giữa tâm và thận: Tâm thuộc hoả, là tạng dương ở trong dương, thận thuộc thủy là tạng âm ở trong âm, tâm thận giao tiếp nhau, thủy hoả hỗ trợ nhau mới duy trì được sự hoạt động sinh lý bình thường. Nếu hoả không có thủy chế ước thì thịnh lên mà hại âm. Thủy không có hoả làm cho âm tăng lên thì lạnh quá mà hại dương. Cho nên âm dương thăng giáng, tâm thận không giao hoà với nhau thì sẽ xuất hiện các chứng bệnh mất ngủ, hồi hộp, di tinh.

·         Giữa can với thận: Can lên được thủy suy kém, không nuôi dưỡng được can mộc thì sẽ thành chứng can hoá nuôi dưỡng, can dương mới không đến nỗi càng thịnh lên. Nếu thủy âm suy kém can dương bốc lên.

Ngoài ra, như thận là nguồn gốc của tiên thiên, tỳ là nguồn gốc của hậu thiên. Sự duy trì hoạt động sinh mệnh của người ta là do hợp tác với nhau giữa tiên thiên và hậu thiên quyết định. Tâm chủ huyết, can tăng huyết, ba tạng: phế, tâm, tỳ liên hệ chặt chẽ với nhau, mới giữ gìn

được sự vận hành bình thường của huyết dịch.

Tóm lại: giữ ngũ tạng với nhau trong hoạt động sinh lý, có mối quan hệ rất bền chặt, vì thế trong qúa trình bệnh lý cũng ảnh hưởng lẫn nhau.

QUAN HỆ GIỮA LỤC PHỦ

Lục phủ, đởm, vị, đại trường, tiểu trường, tam tiêu, bàng quang đều có những cơ quan truyền hoá thức ăn uống và vận hành tân dịch. Quá trình sinh hoá của thức ăn uống nhờ sự hoạt động có phân công hợp tác của lục phủ với nhau mà hoàn thành. Vì thế, giữa lục phủ, cần phải điều hoà với nhau mới duy trì được trạng thái sinh lý bình thường là đủ mà không đầy tràn (thực nhi bất mãn) mới hoàn thành được hàng loạt quá  trình sinh hoá làm chín nhừ cơm nước, hấp thụ chất dinh dưỡng, phân bố tâm dịch, bài tiết chất bỏ đi. Trên bệnh lý, giữa lục phủ cũng có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ như: nhiệt tà ở tử cung truyền sang bàng quang, thì tiểu tiện không lợi, đái ra máu, nhiệt tà ở bàng quang truyền đến tiểu trường thì đường ruột đầy tắc mà đại tiện không thông, nhiệt khí đưa lên mà xoang miệng, lở loét, nhiệt tà ở tiểu trường chuyển đến đại trường, tà khí ẩn nấp ở chỗ quanh co của đại trường, thì thành chứng hạ tụ, chạy thẳng xuống trực trường thì thành chứng thoát giang trì lậu, nhiệt tà ở đại trường chuyển đến vị, trong vị sinh táo nhiệt mà thành bệnh “thực diệc” ăn nhiều mà người vẫn gầy rộc.

Do đó có thể thấy giữ phủ với phủ, bất kỳ về sinh lý hay về bệnh lý đều ảnh hưởng lẫn nhau, liên quan với nhau.

SỰ LIÊN HỆ GIỮA NGŨ TẠNG VỚI LỤC PHỦ

Sự liên quan giữa tạng với phủ, tức là quan hệ biểu lý tương hợp. Tạng là âm là lý; phủ là dương là biểu một tạng một phủ, một âm dương, một biểu một lý phối hợp với nhau như vậy gọi là “Tạng phủ biểu lý tương hợp”.

Biểu lý tương hợp của tạng với phủ, chủ yếu thực hiện qua đường kinh mạch. Đường kinh của tạng liên lạc với phủ, đường kinh của phủ liên lạc với tạng. Vì thế tạng với phủ tuy về công năng mỗi thứ đều có chức trách khác nhau nhưng vẫn liên kết với nhau, nhờ cậy lẫn nhau, về bệnh lý cũng là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

1. Tâm hợp với tiểu trường:

Tâm hợp với tiểu trường, biểu hiện ra ở bệnh lý như tâm hoả thịnh, xuất hiện ngoài các chứng mặt đỏ, vật vã, lồng ngực nóng bức, lưỡi đỏ chất lưỡi lở loét, lại vì tâm hoả có khi chuyển xuống tiểu trường nên còn có chứng trạng như tiểu tiện đỏ. Són đái đau và nóng, đau niệu quản, nặng thì đái ra máu. Khi chữa bệnh cần lợi tiểu để thanh tâm, đưa tâm hoả đi xuống theo đường tiểu tiện mà ra ngoài. Tâm hoả sở dĩ có thể theo tiểu tiện mà ra ngoài là vì lẽ hoả tà theo tác dụng gạn lọc thanh trọc của tiểu trường mà cùng đi ra đường tiểu âm.

2. Can hợp với đởm:

Can khí cấp bức mà dễ càng thịnh, đởm khí vốn cương trực, bệnh của can đởm thường liên hệ với nhau. Ví dụ: như khi có bệnh đởm nhiệt thường thấy các chứng tạng của kinh can như phiền táo, đắng miệng, dễ cáu gắt, choáng váng hoa mắt, đau sườn bệnh can nhiệt cũng hay có các chứng trạng của kinh đởm như miệng đắng hoặc nôn ra nước mật đắng. Vì thế, thuốc bình can phần nhiều thêm tác dụng tả đởm hoả, thuốc tả đởm hỏa cũng hay thêm tác dụng bình can.

3. Tỳ hợp với vị:

Tỳ chủ việc vận hoá, vị chủ việc chín nhừ thức ăn uống.

Tỳ vị hợp tác với nhau mới hoàn thành được công năng tiêu hoá thức ăn uống, vận chuyển phân bố tân dịch. Nếu tỳ vị bị bệnh không phân bố vận hoá được thì sẽ trở ngại đến việc thu nạp tiêu hoá thức ăn uống của tỳ vị. Trái lại, vị bị bệnh cũng ảnh hưởng đến sự vận hoả của tỳ.

4. Phế hợp với đại trường:

Phế chủ việc túc giáng, đại trường chủ về việc truyền tống phân thành hình rồi chuyển ra ngoài, tuy do đại trường nhưng vẫn phải được sự túc giáng của phế.

Nếu phế mất chức năng túc giáng thì thường sinh ra chứng đại tiện không thông. Trái lại đại trường bị chứng nhiệt mất, đại tiện không thông, cũng sẽ ảnh hưởng đến công năng túc giáng của phế. Vì thế phế khí ủng tắc, đờm dãi ngăn trở thì có chứng ho đưa hơi lên, khạc đờm không xa, xuyễn thở nằm không yên. Trong việc trị luyện khi dùng các thuốc tuyên phế hoá đàm không kiến kiện thì có thể nghĩ đến thuốc tả hạ trừ đàm làm cho đờm trọc theo đại tiện bài tiết ra ngoài.

5. Thận hợp với tam tiêu bàng quan:

Bàng quang sở dĩ thải nước tiểu được, phải nhờ vào khí hoá của tam tiêu mà tiêu làm được tác dụng khí hoá lại cần nhờ vào sự chứng bốc của thận dương vì thế chỉ có ở trong tình huống thêm tam tiêu bàng quang cùng hợp với nhau có thể hoàn thành được công năng thải nước tiểu.

Nếu thân dương không đủ súc thì hoặc là làm cho thuỷ dịch không hoá khí đưa lên được mà thấy chứng đi tiểu luôn, hoặc làm cho khí hoá không tam tiện không được tuyên thông, chất nước không xuống được mà sinh ra đái ít, hoặc chứng vô niệu.

QUAN HỆ GIỮA NGŨ TẠNG NGŨ QUAN CÁC KHIẾU

Tai, mắt, mũi, lưỡi, miệng gọi là ngũ quan thông với tinh khí của ngũ tạng cho nên thiếu ngũ duyệt ngũ sử sách Linh Khu nói: “mũi là giác quan của phế, mắt là giác quan của can, miệng môi là giác quan của tỳ, lưỡi là giác quan của tâm, tai là giác quan của thận”. Sở dĩ ngũ quan có thể phân biệt được thanh âm, màu sắc, mùi vị, chính là ngũ quan có quan hệ thông với tinh khí của ngũ tạng phế khí thông qua mũi, phế bình thường thì mũi biết được mùi thơm, thối. Tâm khí thông ra lưỡi, tâm bình thường thì lưỡi biết được ngũ vị, can khí thông ra mắt, can bình thường thì mắt phát hiện được ngũ sắc, tỳ khí thông qua miệng, tỳ bình thường thì miệng biết được ngũ cốc; thận khí thông ra tai, thận bình thường thì tai nghe được ngũ âm. Chỉ có trong ngũ tạng yên hoà, ngũ khí thông đạt thì ngũ quan mới phát huy được tác dụng, nếu không thì ngũ quan thất khiếu sẽ mắc trạng thái khác thường. Vì thế theo hiện tượng ở ngoài ngũ quan mà có thể xét biết được sự biến hoá của ngũ tạng.

Ngũ quan: tai, mắt, miệng, mũi, lưỡi ở đầu mặt cho nên ngũ quan gọi là bảy khiếu ở đầu mặt, nếu gộp cả tiền âm và hậu âm thì gọi là chín khiếu của cơ thể, 9 khiếu đều có liên hệ rất chặt chẽ và rộng rãi với ngũ tạng và lục phủ. Nay trình bày từng thứ như sau:

1. Tai với tâm thận:

Đường kinh của thủ túc khiếu âm đều gặp nhau ở trong tai, cho nên tai phản ánh được sự biến hoá của tâm và thận. Thận tàng tinh, thận hư, tinh khí không dồn lên tai được thì xuất hiện các chứng tai điếc, tai ù, tâm chủ huyết mạch, nếu trong mạch khí huyết yếu kém, cung không lên tai được, hoặc tâm hoả cũng thịnh, khí huyết trong mạch xung lên, đều làm cho tai ngai thất thường.

Nguyên nhân của ù tai, điếc tai quá nửa là có quan hệ với tinh huyết, nhưng làm cho tinh huyết thay đổi thì không phải chỉ riêng vì tâm, thận, thủy kém, hoả vượng, mà bệnh của các tạng khác cũng làm cho khí huyết thay đổi mà ảnh hưởng đến công năng của tai như can khí căng thịnh, khí huyết xông lên cũng có thể xuất hiện chứng chóng mặt, ù tai.

2. Mắt với can, tâm với ngữ tạng:

Mắt là khiếu của can, can chủ việc tăng huyết, mắt nhờ huyết mới thấy được. Nếu can huyết không đủ thì mắt trông tối hoa, nặng thì sinh chứng quáng gà, mờ mắt, lại vì can chủ việc sinh phát, nếu thăng phát thái quá, huyết theo khí đi lên, xung lên mắt thì thấy mắt đỏ sưng. Cho nên xem ở mắt có thể biết can khí hư hay thực.

Tâm chủ huyết, cho nên tâm hư hay thực cũng có quan hệ đến mắt, mí mắt. 5 bộ phận này đều thông với ngũ tạng và nhờ tinh khí của tạng nuôi dưỡng. Con ngươi thuộc thận, tròng đen thuộc can, tròng trắng thuộc phế, tia máu mắt thuộc tâm, mí mắt thuộc tỳ. Cho nên bệnh ở mắt cũng thường phản ánh bệnh của ngũ tạng.

3. Mũi với phế:

Phế coi việc hô hấp, mũi là cửa ngõ của sự hô hấp, cho nên phế có sự liên hệ chặt chẽ với mũi. Ví dụ như phế bị phong hàn, thường thấy mũi ngạt, chảy nước mà không ngửi rõ mùi, nhiệt thịnh đốt phế, phế khí suyễn cấp lại thường xuất hiện chứng cánh mũi phập phồng.

4. Miệng với tỳ vị:

Miệng chủ việc thu nhập thức ăn, vị chủ việc làm chín nhừ, tỳ chủ việc vận hoá. Nếu công năng của tỳ vị bình thường thì miệng nhận biết ngũ cốc, biết đói muốn ăn, ngược lại thì không muốn ăn, ăn uống không biết ngon. Lại như tỳ nhiệt thì miệng ngọt, tỳ hư thì miệng nhạt không biết mùi vị. Đường kinh túc dương minh vị kém hai bên miệng đi quanh môi, nếu kinh khí của kinh vị kiệt hết thì có chứng trát khẩu (chán miệng).

5. Lưỡi với tâm và ngũ tạng:

“Lưỡi là mâm (miêu khiếu) của tâm” cho nên hình thái màu sắc của lưỡi, có thể phản ánh ra sự thịnh suy của tâm khí. Như tâm hoả thịnh thì chất lưỡi đỏ thắm, nặng thì thể lưỡi mắt loét, tâm hoả suy vi thì chất lưỡi nhợt mà không tươi sáng. Biệt lạc của tâm nối liền với cuống lưỡi, nếu tà nhiệt ở kinh âm đốt mạnh thì có thể sinh ra chứng lưỡi cuộn lưỡi cứng. Lưỡi coi về vị giác mà vị giác cung do tâm khí làm chủ nếu tâm khí không bình hoả thì thường ăn không biết mùi vị.

                                                                                                                                                                                                               



Tin liên quan:

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn