PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

Date: 01/12/2017Lượt xem: 4891

1. Lĩnh vực Tổ chức cán bộ

a. Công tác tổ chức bộ máy:

- Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất các phương án xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy của Học viện: Thành lập, giải thể, sáp nhập các đơn vị thuộc Học viện; Xây dựng, điều chỉnh cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Học viện đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao.

- Chủ trì trong việc nghiên cứu, soạn thảo hệ thống các quy định, quy chế cũng như các văn bản phục vụ công tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức và thực hiện các chế độ chính sách.

b. Công tác cán bộ:

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập quy hoạch xây dựng, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu phát triển của Học viện.

- Trên cơ sở nhiệm vụ của các đơn vị, xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế hàng năm trình Bộ Y tế phê duyệt. Căn cứ chỉ tiêu biên chế được duyệt xây dựng phương án phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng cho từng đơn vị trong Học viện trình Giám đốc xét, quyết định.

- Xây dựng kế hoạch, phương án tuyển dụng cán bộ, viên chức hàng năm trình Giám đốc và Hội đồng tuyển dụng viên chức. Tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức hàng năm theo quy định của pháp luật.

- Lập các loại hợp đồng lao động,hợp đồng khoán việc phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công tác khác của Học viện.

- Rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực của các đơn vị trong Học viện, đề xuất các phương án bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Lập Quy hoạch cán bộ hàng năm,nhiều năm theo chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện.

- Soạn thảo các quyết định về nhân sự: Điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi học, đi công tác v.v. trình Giám đốc ký ban hành.

- Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng toàn Học viện. Phối hợp với các bộ phận liênquan nắm vững lịch sử chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, sở trường của từng người để tham mưu cho ban Giám đốc về công tác cán bộ, quy hoạch đội ngũ cán bộ. Hàng năm tiến hành bổ sung lý lịch cán bộ, viên chức theo quy định.

- Hướng dẫn các đơn vị trong Học viện đánh giá cán bộ, viên chức hàng năm theo quy định, tổng hợp kếtquả đánh giá báo cáo Giám đốc Học viện.

c. Công tác chính sách, thi đua khen thưởng:

- Thực hiện theoquy định của Nhà nước, của ngành các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức.Chủ trì trong công tác phổ biến các chế độ, chính sách mới của Nhà nước, của ngành đối với cán bộ, viên chức, giảng viên trong toàn Học viện.

- Chủ trì trong tổ chức thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp theo các quy định hiện hành. Theo dõi, tổng hợp số cán bộ, viên chức đủ diều kiện nâng lương, nâng ngạch, chuyển loạitrình Hội đồng lương Học viện xét, quyết định.

- Theo dõi và làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp mới sổ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, viên chức. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ phép năm, nghỉ không lương, thôi việc đối với cán bộ, viên chức Học viện.

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng hàng năm, đột xuất. Phối hợp với các đơn vị trong Học viện giới thiệu và lập các hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể trình Hội đồng thi đua khen thưởng  Học viện xét,quyết định.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động trong Học viện.

- Tư vấn và tham gia Hội đồng kỷ luật của Học viện. Phối hợp với các bộ phận, cá nhân có liênquan lập hồ sơ xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức vi phạm nội quy, quy chế,quy định của Học viện và pháp luật của Nhà nước trình Hội đồng kỷ luật Học viện xét, quyết định.

d) Công tác bảo hộ lao động:

- Chủ trì trong việc xây dựng quy chế công tác Bảo hộ lao động trong Học viện. Nghiên cứu, nắm chắc các quy định của Nhà nước về công tác Bảo hộ lao động áp dụng vào thực tế Học viện.

- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác an toàn, vệ sinh lao động trong toàn Học viện. Lập hồ sơ và đề xuất phương án giải quyết các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Kết hợp cùng các bộ phận liên quan xem xét, đánh giá môi trường làm việc của cán bộ, viên chức kịp thời phát hiện các yếu tố có hại đến sức khỏe, xây dựng và đề xuất biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cũng như các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức Học viện.

e) Công tác bảo vệ chính trị nội bộ:

- Phối hợp với các Phòng, Bộ môn,đơn vị nắm vững tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, viên chức và sinh viên trong Học viện, chủ động tổ chức phối hợp với các lực lượng triển khai các công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ bí mậttrong Học viện.

- Phối hợp tổ chức công tác thẩm tra, xác minh lý lịch, lịch sử chính trị của cán bộ, viên chức và sinh viên phục vụ cho công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng và các công tác thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ.

- Phối hợp với công an địa phương và các đơn vị liên quan trong và ngoài Học viện làm tốt công tác điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh chính trị, bảo mật và trật tự trị an trong Học viện.

- Phối hợp với phòng Hợp tác quốc tế đảm bảo an toàn, đúng quy định của Nhà nước trong đón tiếp khách quốc tế.

g) Công tác quốc phòng, quân sự địa phương:

- Phụ trách công tác quốc phòng, quân sự của Học viện. Tham mưu cho Giám đốc Học viện, Ban CHQS trong việc xây dựng, sắp xếp và quản lý lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao hàng năm.

- Thực hiện các thủt ục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức vụ thuộc Ban CHQS trình cấp có thẩm quyền quyết định.

 

2.Phân cấp quyền hạn của Trưởng, Phó trưởng phòng:

Trưởng phòng (hoặc Phó trưởng phòng) Hành chính quản trị -Tổ chức cán bộ là Phó chủ tịch Hội đồng thi tuyển viên chức, ủy viên Hội đồng lương, Hội đồng nâng ngạch, chuyển loại viên chức,Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật; ủy viên thường trực của các Hội đồng thanh lý tài sản của Học viện; tham gia Ban chỉ đạo phòng chống bão, lụt,cháy nổ và tham gia một số Hội đồng, Ban chỉ đạo khác của Học viện theo chỉ đạo của Giám đốc.

Trưởng phòng (hoặc Phó trưởng phòng) được thừa lệnh Giám đốc ký và đóng dấu của Học viện những văn bản, giấy tờ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao.

Tin liên quan:

Lãnh đạo quản lý phòng Tổ chức cán bộ

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn