Đoàn Thụy Điển tới thăm và làm việc với Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Date: 08/11/2017Lượt xem: 3463
Ngày 7-11-2017, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã diễn ra buổi tọa đàm với các chuyên gia của trường Đại học Uppsala ( Thụy Điển) về việc trao đổi vấn đề về giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên, thử nghiệm lâm sàng và phát triển sản phẩm thuốc y học cổ truyền ra thị trường Châu Âu.

Tới dự có ông Carl Anders Olof Tamsen, Phó Giáo sư, Tiến sỹ về gây mê, chăm sóc chuyên sâu tại Đại học Y, Đại học Uppsala; bà Pirkko Sulila Tamsen, Giám đốc - Trưởng Văn phòng Đổi mới Đại học Uppsala; GS. Detlef Clowe, nguyên trưởng văn phòng đại diện trường Đại học Uppsala- Thụy Điển tại Việt Nam.
Về phía Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam có: TS.Đậu Xuân Cảnh, Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện; Phó Giám đốc gồm có: TS. Phạm Quốc Bình, TS. Đoàn Quang Huy, cùng các đồng chí phòng Quan hệ Quốc tế và Trưởng phòng ban, đơn vị trực thuộc Học viện.
 
Quang cảnh buổi trao đổi, làm việc giữa Học viện và Đoàn Thụy Điển

Tại buổi tọa đàm, TS. Đậu Xuân Cảnh đưa ra một số thông tin liên quan đến việc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đang nghiên cứu và sản xuất nhiều loại thuốc từ thiên nhiên, nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam nói riêng và đặc biệt là hướng tới xuất khẩu thuốc y học cổ truyền Việt Nam sang thị trường Châu Âu nói chung. Theo TS.Đậu Xuân Cảnh, lượng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong chữa bệnh ở Việt Nam chiếm hơn 40%. Hiện tại, Viện cũng đang nghiên cứu thuốc điều trị giảm rối loạn mỡ máu…
 
TS. Đậu Xuân Cảnh giới thiệu chung về Học viện với đại diện phía Đoàn Thụy Điển

Ông Carl Anders Olof Tamsen cho biết: Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, đọc một số tại liệu về những cây dược liệu chữa bệnh của Việt Nam cho thấy bên cạnh thế mạnh về học thuật, y thuật, cây dược liệu Việt Nam còn có giá trị thương mại hóa cao. Thuốc chữa bệnh từ cây dược liệu vừa rẻ, vừa có tác dụng chữa bệnh và ít tác dụng phụ…

Chia sẻ về kinh nghiệm xuất khẩu thuốc, ông Carl Anders Olof Tamsen đưa ra một số lưu ý: Để thuốc y học cổ truyền của Việt Nam có thể thương mại hóa, xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài, đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn Quốc tế trong nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, phải có hồ sơ ghi chép về nguồn gốc cây thuốc, về chất lượng, tác dụng của thuốc, quá trình nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng. Nhưng trong các hiệp định Quốc tế, chưa có quy định nào cho phép thuốc y học cổ truyền của Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài. Do vậy, để có thể xuất khẩu được sản phẩm y dược học cổ truyền, Việt Nam cần có bằng chứng chứng minh loại thuốc đã được sử dụng chữa bệnh trong nhiều năm, độ an toàn cao, có ảnh hưởng hay không nếu sử dụng cùng thuốc tân dược… Ngoài ra, Việt Nam cũng cần liên lạc với cơ quan chức năng Thụy Điển nói riêng và Châu Âu nói chung để nắm được những yêu cầu khi đối tác nhập khẩu thuốc. 

Cũng tại buổi tọa đàm, Đoàn công tác của Thụy Điển hứa sẽ liên hệ với các cơ quan kiểm định về thủ tục để thông tin sớm cho phía Học viện.
 
Đoàn công tác Thụy Điển thăm các khoa của Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Ban Giám đốc Học viện cùng Đoàn công tác Thụy Điển chụp ảnh lưu niệm 



Thực hiện: Phòng QLTC và TT-TT
Tin liên quan:

Truyền hình trực tuyến: Kết hợp Đông - Tây y hiệu quả trong điều trị bệnh

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2017

Học viện Y Dược học cổ truyền VN long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2016-2017

Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Nhi Hà Nội

Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2023

Thủ tướng: Tuyệt đối không để làn sóng thứ 2 của COVID-19 ở Việt Nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn