Đào tạo y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại để làm tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Date: 21/05/2017Lượt xem: 10816

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kết hợp y học cổ truyền(YHCT) với y học hiện đại (YHHĐ) trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ cán Bộ Y tế có trình độ đáp ứng nhu cầu thực tiễn khám chữa bệnh kết hợp YHCT với YHHĐ. Ngày 19/5 nhân kỉ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học: Đào tạo chuyên khoa y hoc hiện đại và chuyên khoa y học cổ truyền kết hợp YHHĐ cho bác sỹ YHCT.

Tham dự Hội thảo về phía Bộ Y tế có:  PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quảnlý khám chữa bệnh; TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế; PGS.TS. TrầnThị Hồng Phương - Phó cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, các đồng chí đại diện BGĐ các Bệnh viện: Bệnh viện YHCT Trung Ương, BV Châm cứu trung ương, BV Việt Đức, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, BV Nhi TƯ, BV Mắt TƯ, BV Tai Mũi Họng TƯ, BV Tâm thần TƯ, BV Nội Tiết TƯ, BV Bạch Mai, BV E, BV Da liễu TƯ, BV YHCT Quân Đội, BV YHCT Bộ Công an, BV Đa khoa YHCT Hà Nội, BV Phụ sản Hà Nội, BV 198 Bộ Công an, BV Xanh Pôn..Các đồng chí đại diện Ban giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh trong cả nước: Quảng Bình, Gia Lai, Lâm Đồng, TPHCM, TP Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hải Dương, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên.

Về phía Học viện có TS. Đậu Xuân Cảnh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; TS Phạm Quốc Bình - Phó bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Học viện, TS Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các phòng ban, bộ môn và toàn thể giảng viên trong toàn  Học viện


Giám đốc Học viện nhiệt liệt chào đón các quý vị đại biểu tham dự Hội thảo khoa học được tổ chức tại Học viện
 

Các Thầy cô tham dự Hội thảo
 

TS.Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện tuyên bố lý do va giới thiệt đại biểu



Các vị đại biểu tham dự  Hội thảo


Đoàn chủ tịch của Hội Thảo gồm có: PGS.TS Lương NGọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, PGS.TS Trần Thị Hồng Phương - Phó cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, TS. Nguyễn Huy Quang - Vụ Trưởng Vụ Pháp Chế, PGS.TS Phan Anh Tuấn - Bệnh viện YHCT Quân Đội, TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện

Quang cảnh Hội thảo
 
TS. Đậu Xuân Cảnh- Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo Đồng chí Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện, cho biết: Y dược cổ truyền đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo về sức khỏe người dân vì sự hiệu quả, tính an toàn và thân thiện với cuộc sống. Vai trò và giá trị sử dụng của y dược cổ truyền trên khắp thế giới ngày càng được thừa nhận rộng rãi trong phòng, chữa bệnh và phụ chồi chức năng cũng như nâng cao sức khỏe. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO cho biết, có trên 100 triệu người Châu Âu hiện đang sử dụng các phương pháp y học cổ truyền và con số còn lớn hơn Châu Phi, châu Á, Châu Úc. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang tăng, tỉ lệ người dân mong muốn và đang lựa chọn các phương pháp y học cổ truyền để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình như xoa bóp, dưỡng sinh, châm cứu, dùng thuốc… từ 43,4% đến 92%. Theo đó, Y học cổ truyền đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống…Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, nhân lực hành nghề y dược học cổ truyền Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập như cập nhật kiến thức chưa đầy đủ, kỹ năng chưa cao, thiếu trang thiết bị hiện đại…

 

        Giám đốc Học viện cũng cho biết, lồng ghép y dược cổ truyền và y dược hiện đại trong chiến lược phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe là cách tiếp cận tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở Việt Nam, ngày 12/4/2017 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam,Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc. Để thực hiện tốt chương trình này đòi hỏi cán bộ y tế phải được đào tạo chuyên sâu cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại để có thể kết hợp một cách khoa học, nhuần nhuyễn hai nền y học. Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ hệ thống khám chữa bệnh y học cổ truyền được đào tạo từ hai chuyên ngành chính là đa khoa và y học cổ truyền. Cả hai đối tượng này đều có mong muốn tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức mà họ còn thiếu trong quá trình đào tạo và cũng là phần kiến thức cần thiết trong thực hành nghề nghiệp. Các bác sĩ đa khoa khi làm y học cổ truyền được nhà nước cho phép học sau đại học về y học cổ truyền và y học hiện đại như chuyên khoa định hướng, chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn… Trong khi chương trình đào tạo bác sĩ y học cổ truyền được xây dựng trên nền tảng y đa khoa nhưng các bác sĩ y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp chỉ được học các bậc học sau đại học về y học cổ truyền mà không được phép học thêm sau đại học về y học hiện đại. Như vậy, các bác sĩ này sẽ rất khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo hướng chuyên khoa hóa tại các bệnh viện y học cổ truyền hiện nay. Giám đốc Đậu Xuân Cảnh cũng cho biết thêm, từ năm học 2017 - 2018, Học viện sẽ triển khai chương trình đào tạo tích hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, đồng thời đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cho phép để tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp y đa khoa có thể học thêm chứng chỉ để lấy thêm văn bằng hai về y học cổ truyền và ngược lại. Như vậy, nguồn nhân lực do Học viện đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về chuyên môn, đem lại hiệu quả trong phòng bệnh và điều trị đáp ứng nhu cầu về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đồng thời đủ năng lực hội nhập khu vực và quốc tế.



               PGS.TS Lương Ngọc Khuê phát biểu tại Hội Thảo

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế  chia sẻ về phạm vi hành nghề đối với các bác sỹ y học cổ truyền. Ông cũng gợi ý ngành Y dược cổ truyền trong cả nước nên thống nhất và trình Bộ Y tế quy định về phạm vị hành nghề cho phù hợp với năng lực được đào tạo của Bác sỹ YHCT và quyền lợi người bệnh, tránh thiệt thòi cho người bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của Y dược cổ truyền.

 
                TS. Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo

TS. Nguyễn Huy Quang rất quan tâm đến các quy định quy phạm pháp luật để các Lương y, Bác sỹ Y học cổ truyền được hành nghề  thuận lợi và được pháp luật cho phép và bảo vệ phù hợp với quyền lợi của người bệnh và người hành nghề.

       BSCKI. Lê Thị Tuyết Chinh – Giám đốc BV Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng 

Chia sẻ về sự cần thiết đào tạo chuyên khoa YHHĐ cho các bác sĩ YHCT,  BSCKI. Lê Thị Tuyết Chinh – Giám đốc BV Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng cho biết, tại bệnh viện YHCT hiện nay đều phát triển theo hướng đa khoa YHCT, các bác sĩ YHCT tham gia khám chữa bệnh ở tất cả các khoa lâm sàng. Đặc biệt khi tham gia thường trực cấp cứu, các bác sĩ YHCT cả ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã đều phải tiếp nhận và xử lý bệnh nhân như các bác sĩ đa khoa khác kể cả đỡ đẻ, khâu vết thương phần mềm, thậm chí phụ mổ…Như vậy, hiện nay còn có khoảng cách giữa đào tạo thực hiễn hành nghề của y, bác sĩ YHCT cũng như việc đào tạo sau đại học chuyên khoa YHHĐ cho các bác sĩ YHCT là vô cùng cần thiết để bảo đảm hành lang phát lý cho các y, bác sỹ, YHCT hành nghề. Ngoài ra, các bệnh viện YHCT phát triển theo hướng đa khoa, do đó cần phải tuyển bác sĩ y học hiện đại nhưng việc tuyến dụng là rất khó, trong khi đó bác sĩ đa khoa khi tuyến dụng vào bệnh viện YHCT nếu làm lâm sàng bắt buộc phải học chuyên khoa YHCT và ngược lại nếu bác sĩ YHCT muốn làm lâm sàng trong bệnh viện theo hướng đa khoa cũng phải đi học thêm y học hiện đại. Vì thế, trong 10 năm qua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới tuyển dụng được 1 bác sĩ đa khoa về làm tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Do đó, nhu cầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa YHHĐ và YHCT kết hợp YHHĐ đang rất bức thiết.

 
      BSCKII Lê Hoàng Sơn – Giám đốc BV YHCT TP. Hồ Chí Minh

Cũng về vấn đề này, BSCKII Lê Hoàng Sơn – Giám đốc BV YHCT TP. Hồ Chí Minh nêu quan điểm, nên xây dựng chương trình đào tạo bổ sung cho các bác sĩ YHCT để họ có đủ điều kiện tham giao học về các chuyên khoa khác. Các chương trình bổ sung này được các bộ môn của chuyên khoa đó xây dựng. BS YHCT cần hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung trước khi dự thi chính thức vào lớp chuyên khoa sơ bộ. Tùy theo từng chuyên khoa mà chương trình đào tạo bổ sung sẽ có sự khác nhau về nội dung và thời gian…


Đại tá Nguyễn Tuấn Bình, Phó Giám đốc BV Y học cổ truyền Bộ Công an 

Ở một góc nhìn khác, Đại tá Nguyễn Tuấn Bình, Phó Giám đốc BV Y học cổ truyền Bộ Công an kiến nghị, để đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn cao của các BV YHCT đồng thời tránh việc đào tạo tràn lan không phục vụ thực sự công tác chuyên môn cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý cấp giấy phép hành nghề cho cán bộ y tế, cần có hành lang mở trong đào tạo sau đại học với các bác sĩ y học cổ truyền. Bộ Y tế - Bộ Giáo dục đào tạo nên có quy định chặt chẽ, rõ ràng đối tượng bác sĩ y học cổ truyền được phép học sau đại học về y học hiện đại ví như điều kiện để học sau đại học chuyên ngành về YHHĐ và bác sĩ YHCT… Ngoài ra, các Bệnh viện y học cổ truyền phải căn cứ vào nhu cầu thực tế phát triển chuyên môn và phải chịu trách nhiệm về việc cử cán bộ đi học nâng cao trình độ mà cụ thể là cử bác sĩ YHCT học sau đại học YHHĐ…

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến cho các tham luận:Hiện trạng và giải pháp cho nhu cầu các chuyên khoa y học hiện đại trong thực hành lâm sàng tại các bệnh viện y học cổ truyền; Một số vấn đề giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu thực tiễn tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay;Chính sách pháp luật liên quan đến đào tạo, hành nghề y dược cổ truyền …
      *Một số hình ảnh tại Hội thảo:


               Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo

  
TS. Phạm Quốc Bình - Phó Giám đốc Học viện trình bày tham luận tại Hội thảo: Nhu cầu các chuyên khoa YHHĐ trong thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện YHCT: Hiện trạng và giải pháp

    ThS.BS Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐK YHCT Hà Nội trình bày tham luận: Nhu cầu cấp thiết về kết hợp YHHĐ tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội

Giám đốc Học viện trả lời phỏng vấn 
  
Giám đốc Bệnh viện YHCT Tỉnh Lạng Sơn trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình thông tấn Báo chí

 
 
Các kênh Thông tấn báo chí phỏng vấn Giám đốc Bệnh viện YHCT Tỉnh Lâm Đồng 

T/h: Như Quỳnh, Ảnh: VănTuyến


Tin liên quan:

Ban Giám đốc - BCH Công Đoàn Học viện chúc mừng Cán bộ CNVC - LĐHĐ có ngày sinh nhật trong Quý II năm 2017

Lễ công bố Quyết định thành lập Bộ môn Ung thư - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt nam tổ chức Lễ trao giải Hội thao cấp cơ sở lần I năm 2017

Học viện Y Dược học cổ truyền VN tổ chức dâng hương tưởng niệm Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ cho Cán bộ giảng viên

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam công bố Quyết định bổ nhiệm Cán bộ lãnh đạo Khoa, Phòng nhiệm kì 2017 - 2022

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn