Đoàn công tác Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc sang thăm và làm việc tại Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam

Date: 30/11/2022Lượt xem: 1438
Ngày 28/12/2022, Ông Ahn Buyng Soo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc và đoàn công tác đã có chuyến đến thăm và làm việc tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam hợp tác đào tạo về Dược liệu - châm cứu, thành lập phòng khám y học cổ truyền.... 


Đoàn công tác Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc sang thăm và làm việc
tại Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam


Tiếp đón Đoàn, có: PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện; PGS.TS. Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện; TS. Lê Mạnh Cường - Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cùng lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Học viện.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện giới thiệu chung về Học viện và các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học hiện đại với y học cổ truyền. Việt Nam có khí hậu nhiệt đối nên rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây dược liệu. Học viện có Viện nghiên cứu chuyên nghiên cứu, phát triển các dược liệu về y học cổ truyền. 


PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi làm việc

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy mong trong thời gian tới hai bên có thể hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo về Dược liệu - châm cứu, chuyển giao công nghệ Thủy châm Hàn quốc...

Tại buổi làm việc, ông Ahn Buyng Soo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc giới thiệu về Viện nghiên cứu, hiệp hội thủy châm Hàn Quốc và phương pháp thủy châm.




Ông Ahn Buyng Soo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc phát biểu tại biểu làm việc

Thủy châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa chữa bệnh của phương pháp châm theo học thuyết kinh lạc với chữa bệnh của thuốc tiêm (tại chỗ và toàn thân) để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Bác sĩ sẽ châm một dung dịch lỏng vào huyệt gây tác dụng kích thích huyệt tại chỗ và tác dụng toàn thân của thuốc nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh. Kim châm trong thủy châm cũng được làm khác với kim châm thường.


PGS.TS Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi làm việc

PGS.TS Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện cho biết: Phương pháp thủy châm đã được nghiên cứu phát triển từ năm 1971 từ phòng nghiên cứu thủy châm của Hội Đông y Việt Nam. Đến nay, phương pháp này đã được nghiên cứu phát triển, phổ cập sử dụng rộng rãi. Thủy châm gia đoạn đầu là dùng dung dịch chiết xuất của nọc ong, đến dung dịch vitamin. Đến nay, thủy châm có thể áp dụng mở rộng với các loại thuốc kháng sinh để nâng cao hiệu quả chống nhiễm khuẩn, hay các thuốc điều trị bệnh lý dị ứng, thoái hóa khớp, đế việc thủy châm nhiều loại thuốc bổ thần kinh, thuốc điều trị sau đột quỵ não, liệt thần kinh trung ương và ngoại biên như: cerebrolysin, các nhóm thuốc gingkobiloba,.. PGS.TS Đoàn Quang Huy mong muốn sắp tới hai bên sẽ có những hợp tác nhất định trong đào tạo và chuyển giao công nghệ thủy châm...

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy hy vong sắp tới Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc sẽ có các buổi làm việc khác bàn bạc cụ thể hơn về hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ thủy châm, xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học....

Đoàn công tác Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc và Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam chụp ảnh lưu niệm

T/h: Lê Chính



Tin liên quan:

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam ký ghi nhớ hợp tác toàn diện với Hội Y học giới tính Việt Nam

Học viện Y – Dược học cổ truyền VN tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa I

Hội nghị thẩm định năng lực Đào tạo chuyên khoa cấp I của Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện đa khoa Hà Đông ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện 199

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn