Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ cho Cán bộ giảng viên

Date: 14/09/2018Lượt xem: 8559
Chiều ngày 12/9/2018, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ năm 2018. Đây là hoạt động thường niên của Học viện, nhằm trao đổi thông tin khoa học, mở ra các hướng nghiên cứu và tiếp cận mới, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Tham dự buổi sinh hoạt khoa học có PGS.TS Phạm Quốc Bình – Phó Bí thư đảng ủy - Phó giám đốc Học viện; cán bộ, giảng viên Học viện và sinh viên trong và ngoài Học viện;

 
PGS.TS Phạm Quốc Bình phát biểu tại buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ

Buổi sinh hoạt diễn ra rất nghiêm túc và hiệu quả với bài báo: “Thái cực đôi chuyển hoán Lạc Việt - Chứng minh lý thuyết bổ và tả trong châm cứu điều trị" của GS.BS Lê Trọng Tước - Giảng viên Sau Đại học y khoa Paris, Chủ tịch Hội đồng cao cấp quốc tế Kinh Dịch, Chủ tịch Hội Phát triển kỹ thuật Y-Khoa nước Pháp ra ngoại quốc… 

Nhờ tìm được con đường đúng đắn cho sự nghiệp nghiên cứu, cùng nhiều năm tháng tìm tòi không mệt mỏi, bác sĩ Lê Trọng Tước đã tìm thấy các chìa khóa để giải mã bí ẩn “cấu trúc liên tiếp của toàn bộ 64 quẻ Kinh Dịch”, từ đó chứng minh lý thuyết bổ và tả trong châm cứu điều trị. Trong sự biến đổi có sự không biến đổi và ngược lại. Tĩnh tại và chuyển động cùng tồn tại trong tất cả sự vật mà ta không thể tách rời 2 thứ đó ra riêng được. 

 

Dựa trên quá trình nghiên cứu về trống đồng, ông đã tìm được bí ẩn mà các tác giả Kinh Dịch của thời đại các Vua Hùng đã cất giấu trên mặt các trống và mặt trong các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và mặt trống đồng Quảng Xương họa đồ Trung Thiên Đồ Lạc Việt và Hậu Thiên Đồ.

Tại buổi sinh hoạt, PGS.TS Phạm Quốc Bình đã phát biểu, cảm ơn GS.BS Lê Trọng Tước đã giới thiệu về kinh dịch để vận dụng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến y dịch, chứng minh lý thuyết bổ và tả trong châm cứu điều trị. PGS.TS Phạm Quốc Bình đánh giá cao các ý kiến đóng góp, chia sẻ của các đại biểu, hi vọng sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác giúp y học ngày càng phát triển.

 

T/h: Lê Chính

Tin liên quan:

Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tham dự hội nghị Hiệu trưởng các trường Đại học ở Hungari

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Thừa kế Tác động cột sống

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đón tiếp Tân sinh viên đại học hệ chính quy năm 2018

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho tân thạc sĩ, bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền

Học viện YDHCT Việt Nam công bố và trao Quyết định Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn ung thư cho 25 bác sĩ Bệnh viện K

Học viện YDHCT Việt Nam công bố và trao Quyết định Giảng viên thỉnh giảng cho 22 bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn