Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với đoàn đại biểu An Giang

Date: 30/03/2018Lượt xem: 1447

Chiều 29/3, Tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có buổi gặp mặt đoàn đại biểu An Giang, để ngồi ôn lại những kỷ niệm về Lương y Nguyễn Kiều: Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Tuệ Tĩnh - Người thầy thuốc Nam tiêu biểu của nền y học dân tộc Việt Nam.

   

Đến dự có ông Phan Huỳnh Sơn – Tỉnh ủy viên - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội khóa 14 - Tỉnh An Giang; ông Chau Chắc - Đại tá Chính ủy Trường Quân sự - Đại biểu Quốc hội khóa 14 tỉnh An Giang; ông Nguyễn Sĩ Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh An Giang; bà Tô Ái Vang - Tỉnh ủy viên - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng; bà Tăng Thị Ngọc Mai - Phó giám đốc sở Giáo dục tỉnh Trà Vinh; bà Châu Quỳnh Giao - Hiệu trưởng trường THPT dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang. Về phía Học viện có Hội đồng môn là các cán bộ lãnh đạo cũ của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và là học trò của thầy Kiều; PGS.TS Đoàn Quang Huy - Phó giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cùng các lãnh đạo các phòng, ban Học viện.

 

Trong buổi gặp mặt, thầy cô đã ôn lại những kỷ niệm về thầy Kiều - Người thầy thuốc Nam tiêu biểu của nền y học dân tộc Việt Nam. Ông sinh ngày 25 tháng 5 năm 1891, ở thôn Hai, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Vốn là thầy thuốc bắc nổi tiếng, song xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, ông đã theo con đường của Tuệ Tĩnh say mê nghiên cứu thuốc nam chữa bệnh cho người lao động. Ông sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927 tham gia phong trào Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Đầu năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và đầy ra Côn Đảo với bản án 20 năm tù khổ sai.

Cách mạng tháng tám năm 1945, ông cùng nhiều chiến sĩ trở về đất liền tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông đã tham gia nhiều cương vị và ở nhiều địa bàn công tác khác nhau: trưởng ty Công an tỉnh Sa Đéc, phó ban Quân dân y Nam bộ, trưởng ban Quân y bộ đội tình nguyện Việt Nam Campuchia.

Đi đến đâu ông cũng hướng dẫn học trò cùng cán bộ địa phương và nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc tại chỗ xây dựng tủ thuốc gia đình, tủ thuốc kháng chiến kiến quốc. Ông là người trực tiếp khám chữa bệnh, dạy học trò là con em nông dân ở địa phương bốc thuốc, chế biến thuốc chữa bệnh cho nhân dân. 

Năm 1957, ông trở về Hà Nội tham gia Ban vận động thành lập Hội Đông y Việt Nam. Vẫn là con người luôn coi trọng hoạt động thực tế, ông xây dựng hợp tác xã y dược liên khu 5, Tập Đoàn đông y Miền Nam, xây dựng Hợp tác xã thuốc dân tộc Chùa Bộc – Đống Đa nổi tiếng thủ đô Hà Nội (nay là Công ty cổ phần thuốc dân tộc Chùa Bộc).

Năm 1960, ông về làm chủ nhiệm khoa thuốc Nam Viện nghiên cứu đông y trung ương, ông tiếp tục tổng kết biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy cho các môn sinh. Năm 1961 nhà xuất bản y học Bộ y tế xuất bản cuốn “cơ bản tính thuốc Nam” do ông biên soạn.

Năm 1962, ông được Bộ Y tế giao nhiệm vụ mở trường thuốc ta tại đền Đậu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường mở được ba khóa đào tạo được 300 lương y, bổ túc cho hàng chục y bác sĩ về y học dân tộc, cuối năm 1965, trường gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất lại trong hoàn cảnh để quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, trường phải ngừng hoạt động. 

Ông được nghỉ hưu ở tuổi 79. Ông ở lại tỉnh Vĩnh Phúc giúp địa phương và các học trò phát triển thuốc nam chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ông tiếp tục gửi tâm thư lên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ trình bày về kế hoạch đào tạo cán bộ thuốc Nam đáp ứng cho yêu cầu tự túc thuốc Nam tại xã chăm sóc sức khỏe nhân dân, chuẩn bị cho ngành y tế thống nhất cả nước, thâm chí cho cả Đông Dương sẵn sàng không để bị động sau này. Với hoài bão làm cuộc cách mạng thuốc dân tộc Việt Nam độc lập không phụ thuộc vào thuốc nước ngoài.

Tháng 2 năm 1967, ông trở về tỉnh Hà Tây xây dựng tủ thuốc Nam Hợp tác xã nông nghiệp Hà Trì, xã Hà Cầu, thị xã Hà Đông. Xã viên uống thuốc không phải mất tiền nên còn được gọi là “tủ thuốc Nam Xã hội chủ nghĩa:. Được Đảng bộ Hà Cầu và nhân dân hết lòng ủng hộ. Ông còn nhận làm Cố vấn thuốc nam Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang và cố vấn thuốc Nam của Ty Y tế Hà Tây.

Đầu năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm tủ thuốc Nam Hà Trì, Thủ tướng giao cho ông xây dựng trường thuốc Nam nằm trong hệ thống đào tạo các trường trung học, đại học chính quy của Nhà nước. Theo đề nghị của ông, Thủ tướng đồng ý giao cho bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang cử y bác sĩ quân y đến học, thừa kế và giúp ông tổ chức, quản lý, xây dựng trường. Trường được mang tên Đại danh y Tuệ Tĩnh đặt ở xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay thuộc TP. Hà Nội).

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

   



Đoàn đại biểu An Giang chụp ảnh lưu niệm với Học viện



T/h: Lê Chính






Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đón tiếp và làm việc với trường Đại học Zacatacas, Mexico

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (26/3/1931 – 26/3/2018)

Hình ảnh Giám đốc Học viện PGS.TS Đậu Xuân Cảnh tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ 14 về lạc bệnh học tại Thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Quảng Tây - Trung Quốc

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện dự án xây mới cơ sở 2

Công đoàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức thăm quan Bạch Đằng Giang cho chị em phụ nữ nhân ngày 8/3

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn