Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức dâng hương tại Y Miếu Thăng Long

Date: 19/02/2019Lượt xem: 2023
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” và tưởng nhớ các Đại danh y đã gây dựng nền móng cho y học nước nhà, ngày 19/2/2019 (rằm tháng riêng), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh và Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác tại Y Miếu Thăng Long.  

Về dự Lễ dâng hương có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế; các Thứ trưởng và đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ/Cục/Thanh tra/Văn phòng Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế; đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội. Về phía Học viện có PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện, PGS.TS. Phạm Quốc Bình – Phó Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc Học viện, PGS.TS. Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các Khoa, phòng, ban, bộ môn.


Bộ trưởng cùng các đồng chí Thứ trưởng và các đại biểu dâng hương tại Y miếu Thăng Long

 
Giám đốc Học viện thành kính tưởng nhớ 
Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh và 
Đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trá
tại Y Miếu Thăng Long

Tại Lễ dâng hương, đồng chí Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế đã đọc văn tế tưởng nhớ cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y, những tấm gương sáng về y đạo, y thuật cho các thế hệ thầy thuốc đời sau noi theo.

 
Cục trưởng Cục  Quản lý Y dược cổ truyền Phạm Vũ Khánh đọc văn tế

Y Miếu Thăng Long được xây dựng dưới thời Hậu Lê (1774) theo sáng kiến của Trưởng Viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn người làng Định Công, huyện Thanh Trì. Y Miếu Thăng Long hiện nay mang biển số nhà 12 phố Y Miếu (tên cũ là phố 224) thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Y Miếu là nơi thờ tiên thánh và các vị danh y của đất nước như: Tuệ Tĩnh thiền sư và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, cạnh đó còn thờ các lương y của nền Y học Cổ truyền. Sang triều đại nhà Nguyễn, Y Miếu Thăng Long được trùng tu lớn. Ngày nay, trong Y Miếu Thăng Long vẫn còn các bức hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp cao đẹp của các vị danh y. 

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng giêng Âm Lịch là ngày truyền thống ngành Y học cổ truyền, các thế hệ lương y khắp nơi và nhân dân về đây để dâng hương, tưởng niệm, công đức và ôn lại truyền thống của nền Y học cổ truyền Việt Nam.

T/h: Lê Chính; Ảnh: Hùng Phúc
Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam họp về việc thành lập trung tâm hỗ trợ sinh sản (IVF)

Ban Giám đốc - BCH Công đoàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức mừng sinh nhật cho các cán bộ CCVC, LĐHĐ có ngày sinh nhật trong Quý I /2019

Gặp mặt cán bộ hưu trí Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2019

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tưng bừng ngày hội hiến máu "Giọt hồng lương y 2"

Học viện YDHCT Việt Nam công bố và trao Quyết định Giảng viên thỉnh giảng cho 5 bác sĩ Bệnh viện 19-8 Bộ Công an

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn