Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Hội Sinh lý học Việt Nam Tổ chức sinh hoạt khoa học Sinh lý học - Quý IV năm 2017

Date: 24/12/2017Lượt xem: 1359

Chủ đề: Ứng dụng sinh học phân tử trong nghiên cứu bệnh nội tiết và rối loại chuyển hóa

Ngày 21/12/2017, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học Quý IV của Hội Sinh lý học Việt Nam với chuyên đề: Ứng dụng sinh học phân tử trong nghiên cứu bệnh nội tiết và rối loại chuyển hóa.

Đến với buổi sinh hoạt khoa học có  TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện, TS. Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện. các ủy viên BCH Hội Sinh lý học học Việt Nam, lãnh đạo các hội thành viên,  Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp Y Dược;  Giám đốc các bệnh viện và các viện nghiên cứu và  giảng viên Học viện Y Dược học  cổ truyền Việt Nam.

Buổi sinh hoạt đã diễn ra vô cùng sôi nổi  với các chủ đề: Nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen MTHFR C677T với một số biến chứng trên bệnh nhân đái thái đường Typ 2 của TS. Nguyễn Huy Bình và BS. Phạm Hồng Ngọc; Nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen MTHFR C677T với mật độ xương và nguy cơ gãy xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh Việt Nam của Ths. Nguyễn Thanh Tùng, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương; Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Hải Mã Nhân Sâm trên bệnh nhân mãn dục nam của BS. Nguyễn Hữu Thanh; Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang Linh phụ khang Tuệ Tĩnh trên bệnh nhân tăng sản lảnh tính tuyến tiền liệt của BS. Lương Thị Thắng.

Các báo cáo đề cập đến các khía cạnh rất sâu của mối liên quan giữa đa hình kiểu gen MTHFR C677T với mật độ xương, nguy cơ gãy xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh Việt Nam. Nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen MTHFR C677T với một số biến chứng trên bệnh nhân đái thái đường Typ 2. Đánh giá tác dụng của viên nang Hải Mã Nhân Sâm trên bệnh nhân mãn dục nam… đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học. Nhiều câu hỏi hay và bình luận sắc đáng được trao đổi trực tiếp trong khuôn khổ buổi sinh hoạt khoa học.

Buổi sinh hoạt khoa học tổ chức với tinh thần giao lưu, học hỏi để nâng cao kiến thức góp phần đẩy mạnh vai trò nghiên cứu cũng như chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu y học cơ bản là nền tảng giúp phát triển các phương pháp đánh giá nhằm phát hiện sớm những bất thường liên quan đến sức khỏe của người lao động để từ đó có những biện pháp tư vấn, dự phòng cũng như điều trị để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.     
 

Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt khoa học:
 
                 

 



 
 
 
 
 
Kết thúc buổi sinh hoạt, Hội Sinh lý học Việt Nam đã trao tặng quà lưu niệm cho Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam


   
                        Và chụp ảnh lưu niệm


T/h: Phòng QL Tạp chí – TT Truyền Thông

Tin liên quan:

Đoàn tham tán Trung Quốc và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam Họp bàn triển khai dự án xây mới cơ sở 2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tại khu đô thị Đại học phố Hiến

Kiểm tra đánh giá chất lượng Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2017

Bế mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Một số hình ảnh Đoàn chuyên gia Đánh giá ngoài làm việc tại Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Khai mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài khảo sát sơ bộ tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn