Hội thảo góp ý “Danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”

Date: 26/04/2024Lượt xem: 2758

Ngày 25/4/2024, tại Hội trường Hải Thượng Lãn Ông - Hoc viện  Y - Dược học cổ truyền Việt Nam diễn ra Hội thảo góp ý “Danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”. Đây là sự kiện được tổ chức bởi sự phối hợp giữa Học viện và Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế nhằm hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và 55 năm ngày truyền thống Học viện.

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời, có: PGS.TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa - Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; PGS.TS. Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Đại diện Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Cục Quản lý Dược, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế; Viện Dược liệu. Về phía Học viện, có: PGS.TS. Phạm Quốc Bình - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện; PGS.TS Nguyễn Duy Thuần - Nguyên Phó Giám đốc Học viện; Lãnh đạo các phòng ban, khoa, bộ môn, đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện cùng cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên.


Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp với Học viện và các đơn vị liên quan đã tập hợp được 183 bài thuốc thuộc 22 chương theo y lý và tác dụng của y học cổ truyền để xây dựng Danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện cho biết trong thời gian qua, ngay khi được sự chỉ đạo của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền về việc phối hợp xây dựng nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và danh mục bài thuốc cổ truyền tham khảo miễn thử lâm sàng và miễn thử một số giai đoạn trên lâm sàng, Học viện đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện để thực hiện các nghiên cứu và cử các thầy cô là chuyên gia về phương tễ, bài thuốc cổ phương, bài thuốc cổ truyền thực hiện. PGS.TS Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh: "Chúng tôi xác định hoạt động này là ưu tiên không chỉ để ban hành sớm tiêu chí và danh mục quan trọng này làm tài liệu quan trọng cho Hội đồng thuốc của Bộ Y tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan. Đồng thời Học viện cũng xác định tiêu chí và danh mục này giúp cho chuyên ngành y học cổ truyền trong đào tạo đại học,sau đại học nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền".


PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo góp ý Danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng do Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp với Học viện tổ chức, đại diện Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhấn mạnh tiêu chí và nguyên tắc xây dựng Danh mục bao gồm: Bài thuốc không có thành phần dược liệu có độc tính mạnh để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị; Bài thuốc không có thành phần dược liệu cấm sử dụng; Bài thuốc thường xuyên sử dụng trong điều trị bằng y học cổ truyền; Bài thuốc có tăng hoặc giảm về số vị thuốc, hàm lượng của từng vị thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính của bài thuốc phù hợp với bệnh hoặc chứng bệnh theo lý luận của y học cổ truyền; Cùng đó, bài thuốc có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.


PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền phát biểu tại Hội thảo

Để phục vụ sự phát triển của chuyên ngành y học cổ truyền cũng như nhu cầu ngày càng tăng về khám chữa bệnh,điều trị bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam hiện đang đào tạo tất cả các mã ngành về y học cổ truyền từ trình độ đại học đến sau đại học gồm đào tạo nhân lực bác sĩ y học cổ truyền; BS CKI y học cổ truyền, BS CKII y học cổ truyền, bác sĩ nội trú y học cổ truyền, Thạc sĩ y học cổ truyền và tiến sĩ y học cổ truyền.

Mới đây trong định hướng đào tạo các chuyên khoa sau đại học ngành y học cổ truyền, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước mở mã đào tạo chuyên khoa I ngành châm cứu. Theo chủ trương này, Học viện đã mở mã đào tạo chuyên khoa I dược liệu - dược học cổ truyền cho nhân lực tại các khoa dược của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền về sử dụng thuốc an toàn hợp lý hiệu quả…

Cùng đó, Học viện hiện còn có mã ngành Y khoa và Dược học trình độ Đại học theo định hướng y dược cổ truyền kết hợp y học hiện đại...


Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Hội thảo




T/h: Truyền thông HV




Tin liên quan:

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam và Viện Y tế giáo dục thường xuyên ROSBIOTECH, LB Nga

Hội nghị Khoa học và Công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế Học viện YDHCT Việt Nam năm 2024

Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Học viện và Bệnh viện Hữu Nghị

Ký biên bản hợp tác toàn diện với Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Bế giảng và trao chứng chỉ đào tạo xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo y khoa liên tục

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn