Hội thảo Khoa học “ Đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu Y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại”

Date: 08/10/2023Lượt xem: 623
Ngày 06/10/2023, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu Y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại”.


Hội thảo Khoa học “ Đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu Y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại”

Tham gia buổi hội thảo, về phía khách mời có: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Ủy biên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng BYT; Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội; Ông Bùi Ngọc Quý, Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; TS. Nguyễn Văn Quân – Phó Cục trưởng Cục KHCN&ĐT; PGS.TS. Trịnh Thị Diệu Thường - Phó Cục trưởng Cục QL YDCT, Bộ Y tế; Thầy GS Hoàng Bảo Châu - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Y Trung ương (Bệnh viện YHCT TW hiện nay); cùng các đại diện Lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành Trung ương; đại diện cho các Trường ĐH Y-Dược, các Sở Y tế, các Bệnh viện YHCT, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam.

Về phía Học viện có: PGS.TS. Phạm Quốc Bình – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện; PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy – Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.TS. Đoàn Quang Huy - Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh và các đồng chí lãnh đạo Phòng, Ban, Bộ môn, đơn vị trực thuộc cùng các học viên, sinh viên.

Tại buổi hội thảo, 12 bài nghiên cứu của các báo cáo viên được trình bày về lĩnh vực Y Dược cổ truyền từ: bệnh viện đa khoa, bệnh viện YHCT, các trường đại học có đào tạo YHCT, các Sở Y tế và các hội nghề nghiệp (Hội đông y, Hội châm cứu, Hội Nam y), các viện nghiên cứu và các công ty dược, …; Đặc biệt là sự tham dự và có báo cáo chỉ đạo định hướng của cơ quan quản lý (BYT) từ 2 Cục liên quan trực tiếp là Cục Quản lý  Y dược cổ truyền và Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo. 


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu chỉ đạo khai mạc Hội thảo "Đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu Y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại

Phát biểu chỉ đạo khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, cần có nghiên cứu tổng quan thông lệ quốc tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của hệ thống y tế cổ truyền của Việt Nam để đề xuất đào tạo chuyên sâu sau đại học ngành y học cổ truyền trong giai đoạn tới. Theo Thứ trưởng, Y Dược cổ truyền tồn tại và phát triển cùng với lịch sử loài người và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong điều trị, dự phòng bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Tại Việt Nam, y dược cổ truyền là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Hiện toàn quốc có 66 bệnh viện và các khoa y học cổ truyền; trên 5.200 phòng chẩn trị/phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền… Các đơn vị này thực hiện chẩn đoán điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Thứ trưởng yêu cầu một trong những giải pháp quan trọng là phải phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Việc đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đòi hỏi xây dựng phương hướng phát triển ngành một cách khoa học và gắn chặt với nhu cầu thực tiễn. 


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tri ân GS Hoàng Bảo Châu


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, lãnh đạo Cục  Quản lý Y Dược cổ truyền, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y tế cùng các đồng chí lãnh đạo Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, các Bệnh viện chuyên ngành y học cổ truyền, các Hội chuyên ngành y học cổ truyền cùng tri ân GS Hoàng Bảo Châu






PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho hay: hiện Học viện đào tạo 3 mã ngành trình độ đại học, 7 mã ngành trình độ sau đại học; trong đó 6 mã ngành y học cổ truyền và 1 mã ngành chuyên khoa I dược liệu – dược học cổ truyền mở năm 2022 theo hướng đào tạo chuyên môn chuyên sâu. Ngoài ra, Học viện đang mở nhiều chương trình đào tạo liên tục về Y Dược cổ truyền như: Kinh dịch, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, châm cứu, nam học, bệnh lý hậu môn trực tràng, y học cổ truyền cơ bản, nghiên cứu khoa học y học cổ truyền. Hiện các bệnh viện y học cổ truyền đều phân khoa phát triển theo định hướng bệnh viện đa khoa y học cổ truyền. Từ thực tế này, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy cho rằng, cần nguồn nhân lực y học cổ truyền phải chuyên sâu theo từng nhóm bệnh. Các chương trình đào tạo là căn cứ để cấp chứng chỉ hành nghề theo từng chuyên ngành chuyên sâu. Vì thế, lĩnh vực y học cổ truyền cũng cần phát triển đào tạo sau đại học theo các ngành chuyên sâu.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện Y –Dược học cổ truyền Việt Nam phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy cũng cho biết, với uy tín trong đào tạo về y dược cổ truyền, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam trong những năm vừa qua đã được Bộ Y tế giao đầu mối xây dựng "Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ y học cổ truyền Việt Nam", "Chuẩn chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học", "Danh mục các trang thiết bị trong phòng thực hành đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học", "Định mức kỹ thuật trong đào tạo ngành y học cổ truyền"; "Chương trình đào tạo liên tục cho người làm công tác dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh y học cổ truyền"… và đã đề xuất sự tham gia vào quá trình tổ chức đánh giá năng lực hành nghề của bác sĩ y học cổ truyền.

Tại hội thảo, các báo cáo viên tham dự Hội thảo tập trung phân tích và đưa ra những nghiên cứu về tổng quan thông lệ quốc tế, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của hệ thống y học cổ truyền của Việt Nam hiện nay và xu hướng thế giới, đưa ra những đề xuất đào tạo chuyên sâu sau đại học ngành y học cổ truyền trong giai đoạn tới. Nội dung góp ý, thảo luận tại Hội thảo có ý nghĩa quan trọng cho định hướng trong xây dựng "Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khoẻ" đối với đào tạo đặc thù về y học cổ truyền.

Tại hội thảo, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hương Liên gửi lời tri ân, cảm ơn GS Hoàng Bảo Châu vì những đóng góp của Thầy cho sự nghiệp đào tạo nhân lực Y học Cổ truyền cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

GS Hoàng Bảo Châu trong quá trình công tác đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong ngành y học cổ truyền như: Phó viện trưởng viện nghiên cứu đông y từ năm 1974-1977 ( Bệnh viện Y học cổ truyền TW ngày nay) ; Viện trưởng viện nghiên cứu đông y từ 1977-1995; Phó chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam nhiệm kỳ 2001-2005. Giáo sư là tác giả của nhiều tác phẩm y học cổ truyền nổi tiếng Việt Nam như: Lý luận cơ bản y học cổ truyền; Phương thuốc cổ truyền; Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng… Thầy đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu như Thầy thuốc nhân dân; Giải thưởng Nhà nước về khoa học Công nghệ, Giải thưởng Hải thượng Lãn Ông…


GS Hoàng Bảo Châu phát biểu tại hội thảo

Một số hình ảnh đẹp tại hội thảo:













Thực hiện: Vân Anh; Ảnh: Hùng Phúc




Tin liên quan:

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với Cục Hợp tác kinh tế Quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc

Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá ngoài chương trình Đào tạo Ngành Dược học

Khai mạc khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình Đào tạo chính quy trình độ Đại học ngành Dược

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam chào đón tân sinh viên nhập học

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Dược học tại Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai kế hoạch năm học 2023-2024

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn