Hội thảo khoa học sóng xung kích và laser cường độ cao sức mạnh kết hợp trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Date: 27/04/2023Lượt xem: 352
Sáng 21/4, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học sóng xung kích và laser cường độ cao sức mạnh kết hợp trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp. Với mục tiêu muốn giới thiệu và chia sẻ một số liệu pháp kết hợp điều trị cơ, xương, khớp đạt hiệu quả tốt nhất và việc tiêu tối ưu hóa điện năng sử dụng, nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị.


Hội thảo khoa học sóng xung kích và laser cường độ cao sức mạnh kết hợp trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp




Tham dự hội thảo có PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện; TS. Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh; TT.BS Nguyễn Phương Sinh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trưởng khoa PHCN Bệnh viện TW Thái Nguyên; ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị và hóa chất Việt Nam cùng gần 200 hội thảo viên tham dự bao gồm các Ban chủ nhiệm, bác sĩ, kỹ thuật viên và học viên sau đại học của các khoa, đơn vị có liên quan trong các bệnh viện. 


PGS.TS Lê Mạnh Cường - Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu được giới thiệu về ưu điểm liệu pháp điều trị bằng sóng xung kích, một giải pháp mới không xâm lấn cho các vấn đề về đau xương khớp mạn tính, được sử dụng thường xuyên nhất trong vật lý trị liệu, chỉnh hình và y học thể thao. Ứng dụng chủ yếu liên quan đến việc điều trị rối loạn cơ bắp, gân mạn tính, đau lưng và đốt sống cổ. Liệu pháp này giúp giảm đau nhanh và hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, các đại biểu còn được tìm hiểu về những ưu điểm của laser cường độ cao như điều trị không đau, không cần phẫu thuật đối với nhiều bệnh lý từ tổn thương cơ, gân cho đến người bệnh khớp thoái hóa…

Thông qua Hội thảo lần này, các đại biểu đã cập nhật được những kiến thức mới về ứng dụng của phương pháp sóng xung kích và laser cường độ cao trong điều trị và phục hồi chức năng cũng như sức mạnh kết hợp 2 liệu pháp này trong điều trị các bệnh về xương, khớp…




Các báo cáo viên báo cáo đề tài nghiên cứu







t/h: Lê Chính



Tin liên quan:

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam kí kết hợp tác toàn diện với Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam kí kết hợp tác Đào tạo với Viện pháp y Quốc gia

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội nghị đại biểu viên chức, người lao động năm 2022

Khóa tập huấn "Đổi mới sáng tạo trong giáo dục" tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Đoàn thanh niên Học viện YDHCT Việt Nam khám chữa bệnh tình nguyện tại Xã Phượng Dực và Xã Tri Trung, Huyện Phú Xuyên

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam giành cúp vô địch giải bóng đá Nam tranh cup "Y dược cổ truyền" lần thứ nhất

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn