Hợp tác chuyển giao kỹ thuật y dược cổ truyền Việt Nam – Nhật Bản

Date: 12/02/2020Lượt xem: 8020
Ngày 12/2/2020, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam có buổi làm việc với Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER về việc hợp tác, nghiên cứu Y học cổ truyền Việt Nam và chuyển giao kỹ thuật điều trị Nhật Bản. 

Đến dự có ông Keiichirou Konishi – Giám đốc Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER; ông Kotaro IchiKawa - Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER. Tiếp đón và làm việc với doàn có: PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Bí thư đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.TS. Phạm Quốc Bình - Phó Giám đốc Học viện; cùng lãnh đạo các hòng các Phòng, Ban, Bộ môn trực thuộc Học viện.

 
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam có buổi làm việc với Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER  

Tại buổi làm việc, ông Keiichirou Konishi đã giới thiệu về Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER. Ở Nhật Bản, Y học cổ truyền không được phát triển thuận lợi như ở Việt Nam. Nhưng cũng có những mảng chính giống với Việt Nam là Châm, cứu, xoa bóp bấm huyệt và trị liệu bằng phương pháp riêng của Nhật Bản. Phương pháp điều trị này có tác dụng trong việc điều trị các chấn thương do lao động nghề nghiệp, đột quỵ hay tai nạn giao thông, giúp người bệnh giảm chi phí điều trị bằng tây y.

 
Ông Keiichirou Konishi có giới thiệu về Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER 

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh giới thiệu chung về Học viện và các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học hiện đại với y học cổ truyền. Việt Nam có khí hậu nhiệt đối nên rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây dược liệu. Học viện có Viện nghiên cứu chuyên nghiên cứu, phát triển các dược liệu  về y học cổ truyền.

Ngoài ra, ông Keiichirou Konishi bày tỏ sự quan tâm rất lớn đối với chương trình đào tạo, giảng dạy về Y học cổ truyền, đặc biệt là về thuốc Nam và nguồn dược liệu ở Việt Nam. Ông Keiichirou Konishi muốn mở nhà máy nghiên cứu sản xuất ra các mồi cứu (Ngải cứu) ở Việt Nam và chuyển giao công nghệ điều trị chấn thương bằng phương pháp Nhật Bản.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh cảm ơn sự quan tâm của Quỹ công nghệ y tế quốc tế Nhật Bản JIMTER với Học viện, và hy vọng hai bên sẽ có cơ hội hợp tác trong thời gian tới.

 
Giám đốc Học viện tặng quà lưu niệm cho ông Keiichirou Konishi

 
Hai bên chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc buổi làm việc

t/h: Lê Chính; Ảnh: Hùng Phúc

Tin liên quan:

Đoàn công tác Đại học Kỹ thuật Tsukuba Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Học viện

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức năm 2020

Gặp mặt cán bộ hưu trí Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhân dịp Xuân Canh Tý 2020

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức ngày hội hiến máu "Giọt hồng lương y 3"

Học viện tổ chức Hội nghị học viên - sinh viên năm 2019

Ban Giám đốc - BCH Công đoàn Học viện tổ chức mừng sinh nhật cho các cán bộ CNVC, người LĐ có ngày sinh nhật trong Quý IV /2019

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn