Hướng đi mới trong đào tạo nhân lực Y học cổ truyền

Date: 04/08/2017Lượt xem: 7861

Giám đốc Họcviện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (bên trái) với Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi- Họng tại Lễ ký kết đào tạo

Y dược cổ truyền đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo về sức khỏe người dân. Những năm qua, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa học cổ truyền kết hợp y học hiện đại (YHHĐ), là một trong những “cái nôi” đào tạo bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) có chuyên môn cao.

Nhu cầu nhân lực ngành y rất lớn

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đã thông báo mức điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm 2017. Theo đó, ngành Y đa khoa lấy điểm trúng tuyển cao nhất. Cụ thể, điểm chuẩn của ngành Y đa khoa là 26,25. Ngành Dược học xét tuyển khối A00, lấy 25,5 điểm. Ngành Y học cổ truyền lấy điểm trúng tuyển là 24,25 điểm.

TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, bác sĩ Y học cổ truyền đang rất “hot” trong lĩnh vực Y tế, nguồn nhân lực về YHCT hiện nay rất thiếu, với quy mô đào tạo trên toàn quốc hiện nay không đáp ứng được nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh bằng YHCT. Điều này mở ra cho các bạn trẻ yêu thích Y học cổ truyền một con đường tương lai tươi sáng.

Năm 2017, ngoài việc đào tạo hệ Đại học chính quy: Ngành Y học cổ truyền (500); ngành Y đa khoa (100); ngành Dược học (100) thì Học viện còn đào tạo hệ liên thông chính quy ngành YHCT, hệ liên kết với Trường Đại học Trung Y dược Thiên Tân Trung Quốc ngành YHCT với 100 chỉ tiêu.

Năm nay, đã có những thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia về khoa học kĩ thuật hoặc thí sinh có hộ khẩu thuộc vùng đặc biệt khó khăn xác nhận nhập học nhờ chính sách xét tuyển thẳng ở cả 3 ngành đào tạo đại học chính quy của học viện.
Theo TS. Đậu Xuân Cảnh, đối với hệ liên thông chính quy, để đảm bảo quyền được học tập, nâng cao trình độ của cán bộ y tế, học viện tổ chức đào tạo hệ liên thông chính quy học chung, thi chung với hệ chính quy đại học nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Thường tỉ lệ việc làm với hệ liên thông cao hơn chính quy, chiếm hơn 80%, còn hệ chính quy tỉ lệ việc làm chỉ chiếm 70%.

Với Hệ liên kết, tập trung liên tục trong 6 năm (2017 - 2023), trong đó: Bốn năm đầu học tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2 năm cuối học tại Đại học Trung y dược Thiên Tân, Trung Quốc. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng đại học chuyên ngành Y học cổ truyền do Đại học Trung y dược Thiên Tân - Trung Quốc cấp.
Liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo

TS Đậu Xuân Cảnh cho biết, học viện luôn đề cao công tác liên kết, hợp tác phối hợp đào tạo nghiên cứu khoa học với các BV lớn như BV K Trung ương, BV Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện 198, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi T.Ư, BV Việt Đức, BV Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia… để thành lập các bộ môn đào tạo ngành mới là ngành Y đa khoa, góp phần nâng cao năng lực kết hợp YHCT với YHHĐ cho cán bộ giảng viên và sinh viên.

Đây vừa là một hướng đi mới, vừa là một cách làm kết nối, tăng cơ hội thực hành của sinh viên, cũng như tăng điều kiện để sinh viên tiếp cận nhiều hơn với các nhà khoa học, đặc biệt những nhà khoa học có điều kiện thực tế trên lâm sàng. Đồng thời cũng là một trong những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong “Phát triển nhân lực YHCT”.

Y học cổ truyền đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, nhân lực hành nghề y dược học cổ truyền Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập như cập nhật kiến thức chưa đầy đủ, kỹ năng chưa cao, thiếu trang thiết bị hiện đại…

Theo Báo cáo kết quả công tác y, dược cổ truyền giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Y tế, năm 2015 Đào tạo bác sỹ YHCT chiếm tỉ trọng rất nhỏ (15,1%) trong số lượng bác sỹ được đào tạo.

Các bệnh viện YHCT tuyến tỉnh phần lớn là các bệnh viện đa khoa YHCT nhưng bác sỹ YHCT gặp rất nhiều khó khăn khi có nguyện vọng học chuyên khoa chuyên ngành YHHĐ và chuyên khoa YHCT kết hợp YHHĐ để phục vụ công việc chuyên môn.
Để có thể đạt được chỉ số về nguồn nhân lực nhóm ngành khoa học sức khỏe nói chung và ngành Y học cổ truyền nói riêng, Nhà nước cần có các chương trình đầu tư cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị, tài chính cho các đơn vị đào tạo ngành YHCT.

Với vị thế là đơn vị đầu ngành cả nước về đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền, ngoài ra còn đào tạo ngành Y đa khoa, dược và các ngành y tế khác từ trình độ đại học, sau đại học, hiện nay học viện đang đổi mới mạnh mẽ về cơ chế quản lí và chương trình đào tạo, tăng thời gian thực tập lâm sàng và thực tập nghề nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

“Từ năm học 2017 - 2018, Học viện sẽ triển khai chương trình đào tạo tích hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, đồng thời đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế cho phép để tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp y đa khoa có thể học thêm chứng chỉ để lấy thêm văn bằng hai về y học cổ truyền và ngược lại. Như vậy, nguồn nhân lực do Học viện đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về chuyên môn, đem lại hiệu quả trong phòng bệnh và điều trị đáp ứng nhu cầu về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đồng thời đủ năng lực hội nhập khu vực và quốc tế”, TS Đậu Xuân Cảnh cho biết.



Theo Phương Thảo
Báo Giáo dục và Thời đại

Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam gia nhập Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức gặp mặt, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ngày 27/7

Hội nghị tự đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Hợp tác đào tạo giữa Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam kết hợp với Bệnh viện Nhi Trung Ương tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên ngành Nhi khoa

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn