HV Quân Y cung cấp thông tin về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 - 2 vắc xin Nanocovax

Date: 28/01/2021Lượt xem: 1709
Chiều ngày 26/1, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã diễn ra buổi tuyên truyền cung cấp thông tin về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 - 2 vắc xin Nanocovax của HV Quân Y lần thứ I. 


PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó giám đốc Học viện phát biểu tại buổi lễ

Đến dự buổi tuyên truyền có Thượng tá, PGS.TS Hồ Anh Sơn – Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học, Quân sự Học viện Quân Y; về phía Học viện có PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó giám đốc Học viện, lãnh đạo phòng ban, bộ môn, giảng viên và sinh viên Học viện.



Tại buổi tuyên truyền, Thượng tá, PGS.TS Hồ Anh Sơn đã giới thiệu, cung cấp những thông tin về việc thử nghiệm vắc xin Nanocovax. Ngày 15/5/2020, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 1256/QĐ-BKHCN giao nhiệm vụ cho Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen thực hiện đề tài độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin phòng Covid-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp và tạo tiểu thể giống virus (VLP)”, với mục tiêu tạo ra 02 loại vắc xin phòng Covid-19 bằng 02 công nghệ khác nhau là công nghệ protein tái tổ hợp và công nghệ tạo tiểu thể giống virus (VLP - Virus like particles). 

Sau một thời gian ngắn, với sự nỗ lực của hàng trăm cán bộ nghiên cứu, sự đầu tư nguồn lực của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức KH&CN như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế v.v... sự điều phối, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, đến nay Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen đã sản xuất được Vắc xin Nanocovax phòng Covid-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp. Vắc xin này đã được đánh giá an toàn trên động vật thông qua thử nghiệm độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên chuột, thỏ và khỉ. 


Thượng tá, PGS.TS Hồ Anh Sơn  giới thiệu, cung cấp những thông tin về việc thử nghiệm vắc xin Nanocovax

Vắc xin có khả năng sinh kháng thể kháng SARS-CoV-2 trên chuột và khỉ, đồng thời kháng thể này có khả năng trung hòa SARS-CoV-2 sống. Đặc biệt, qua test thử thách, vắc xin đã được khẳng định là có khả năng dự phòng Covid-19 trên chuột Hamster. Vắc xin đã được kiểm nghiệm chất lượng độc lập tại Viện Kiểm nghiệm quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Với những kết quả trên, sau khi được Hội đồng đạo đức cấp quốc gia thông qua, sáng ngày 10/12/2020, Vắc xin Nanocovax đã chính thức được triển khai thử nghiệm lâm sàng. Quá trình nghiên cứu sản xuất vắc xin nói chung, đặc biệt vắc xin phòng Covid-19 đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình hết sức chặt chẽ. Nhiều kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam như: kỹ thuật đánh giá khả năng trung hòa SARS-CoV-2, kỹ thuật thử thách vắc xin, đặc biệt các kỹ thuật này đòi hỏi chuyên gia nhiều kinh nghiệm và phải thực hiện tại phòng thí nghiệm đạt an toàn sinh học cấp 3 (P3).

  Theo kế hoạch, vắc xin sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện khỏe mạnh qua 03 giai đoạn:
1-Giai đoạn 1: dự kiến triển khai trên 60 người tình nguyện với 03 mức liều 25µg, 50µg và 75µg nhằm đánh giá tính an toàn và khả năng dung nạp của vắc xin;

2-Giai đoạn 2: dự kiến triển khai trên 560 người tình nguyện, nhằm đánh giá tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch và xác định liều tối ưu;

3- Giai đoạn 3: dự kiến triển khai trên khoảng 10.000 người tình nguyện nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch và đặc biệt là đánh giá hiệu quả dự phòng Covid-19.


Đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc của NC: lấy máu, huyết học, sinh hóa, miễn dịch, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm, X quang phổi, ECG…Đối tượng sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin, mỗi mũi cách nhau 28 ngày và được bác sĩ lấy mẫu máu theo lịch trình được Bộ Y tế phê duyệt. 

Việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin trên người tình nguyện đòi hỏi phải tuân thủ quy trình đặc biệt nghiêm ngặt từ khâu tuyển chọn đối tượng, tiêm, theo dõi phản ứng sau tiêm, xử lý phản ứng.

T/h: Lê Chính; Ảnh: Hùng Phúc

Tin liên quan:

Trao Quyết định phụ trách Bộ môn Nội và phụ trách, quản lí, điều hành Bệnh viện Tuệ Tĩnh

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh được bầu là Chủ tịch Hội đông y nhiệm kỳ 2020 – 2025

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức ngày hội hiến máu "Giọt hồng lương y 4"

Hội thảo khoa học ứng dụng tiến bộ mới và kết hợp hai nền y học trong điều trị bệnh lý gan mật tụy

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức tri ân nhà giáo 20/11

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức khai giảng năm học 2020 - 2021

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn