Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Date: 10/12/2024Lượt xem: 198

Ngày 07/12/2024, tại huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Lễ dâng hương nhằm tôn vinh, tri ân những công lao, cống hiến to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới; khẳng định những giá trị tư tưởng, di sản vượt thời gian mà bậc danh nhân đã để lại cho hậu thế. Đây là một trong những hoạt động thuộc chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 300 ngày sinh của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và vinh danh Đại Danh y là Danh nhân văn hóa thế giới.


Các đại biểu kính cẩn tưởng nhớ Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Chủ trì lễ dâng hương là Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Cùng dự buổi lễ về phía Bộ Y tế có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng; Các Hội Đông Y, Nam Y, Dược học… Về phía Học viện có: Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc Học viện; Lãnh đạo các phòng, khoa, bộ môn, đơn vị thuộc và trực thuộc; Lãnh đạo các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Viện nghiên cứu YDCT Tuệ Tĩnh và toàn thể sinh viên năm thứ nhất thuộc các ngành đào tạo; Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn và sinh viên tiêu biểu từ năm thứ hai thuộc các ngành đào tạo. Về phía tỉnh Hưng Yên có đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Mỹ, Sở Y tế Hưng Yên, các đơn vị y tế trên toàn tỉnh.


Thứ t
rưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ôn lại thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một trong những đại danh y nổi tiếng nhất trong lịch sử y học Việt Nam, được biết đến không chỉ với vai trò là một thầy thuốc tài ba mà còn là một nhà tư tưởng lớn và một danh nhân văn hóa thế giới.

Đại danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh tháng 11 năm 1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với chủ trương kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, kế thừa và phát triển từ những di sản, tư tưởng của Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, Đại Danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hiện thực hóa chủ trương trên.


Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại buổi lễ

Sau gần 20 năm thành lập, Học viện đã đạt được các thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với gần 10.000 bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ ngành Y học cổ truyền tốt nghiệp ra trường; gần 300 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về lĩnh vực y - dược học cổ truyền, y dược cổ truyền kết hợp y dược hiên đại...

"Bộ Y tế chúc mừng và ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, những kết quả và thành tích đã đạt được của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt thừa kế, vận dụng và phát huy di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh" - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu.


PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học Viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam phát biểu tại lễ dâng dương

Báo cáo tại lễ dâng hương, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, tại Học viện, trong các năm vừa qua, lớp học đầu khóa cho sinh viên mới nhập học, nội dung chuyên môn đầu tiên Học viện giảng dạy là "Chín điều Y huấn cách ngôn" của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy chia sẻ: "Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong việc kế thừa và phát triển tinh hoa của YDCT Việt Nam từ các Đại danh y như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác... Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta thấy rõ vai trò to lớn của Y Dược học cổ truyền trong hệ thống y tế nước nhà, từ các bài thuốc gia truyền, các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, đến việc ứng dụng Y Dược cổ truyền trong phòng và chữa các bệnh mạn tính… Tất cả đều mang dấu ấn của những di sản mà Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác để lại".


Đại diện huyện Yên Mỹ tặng bức tranh Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho Học viện YDHCT Việt Nam


Trong những năm qua, Bệnh viện Tuệ Tĩnh luôn nỗ lực kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông thông qua các hoạt động khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp hiện đại đã vận dụng lý luận, y thuật và các phương thuốc trong Hải Thượng Y Tông Tâm lĩnh vào lâm sàng.


PGS.TS. Lê Mạnh Cường - PGĐ Học viện, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cùng cán bộ Học viện, Bệnh viện dâng hương Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác



Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên tặng quà bà con có hoàn cảnh khó khăn


Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã tặng quà gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam cũng tổ chức khám, tư vấn và cấp phát thuốc cho bà, con xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Một số hình ảnh khám, chữa bệnh tình nguyện của Học viện:












Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm



T/h: Truyền thông Học viện


Tin liên quan:

Hội thảo "Các phương pháp điều trị trong YHCT, thừa kế và phát huy truyền thống"

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm và làm việc với Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Đón tiếp đoàn đại biểu Hội Động kinh Vương quốc Anh

Thẩm định năng lực đào tạo chuyên khoa cấp I chuyên ngành Ngoại khoa của Học viện YDHCT Việt Nam

Đón tiếp đoàn đại biểu Hội Châm cứu Pháp

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn