Ngày hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 - “ Khai thác và sử dụng nguồn dược liệu bền vững trong ngành Y học cổ truyền”

Date: 25/04/2022Lượt xem: 1008
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên toàn thế giới.


Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ – TTg ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4; Triển khai Kế hoạch số 5270/KH – BTTTT ngày 24/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 trên toàn quốc; Căn cứ Công văn số 1139/BGDĐT-GDTX ngày 28/03/2022 về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022; Hưởng ứng Ngày sách và Bản quyền thế giới 23/4. Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Học viện, trong 2 ngày (21-22/4/2022), Thư viện Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức Ngày Hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề “ Khai thác và sử dụng nguồn dược liệu bền vững trong ngành Y học cổ truyền”.

Với mục đích nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng ham mê đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập. 


Ngày hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 -
“ Khai thác và sử dụng nguồn dược liệu bền vững trong ngành Y học cổ truyền”


Ngoài việc giới thiệu các giáo trình, sách, tài liệu y, dược đang được lưu trữ tại Thư viện, Hội sách còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của nguồn dược liệu trong ngành Y học cổ truyền; thúc đẩy ý thức bảo tồn và xây dựng nguồn dược liệu bền vững; xóa bỏ tư duy sử dụng các sản phẩm động thực vật hoang dã bất hợp pháp làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên….

Hoạt động đã thu hút được đông đảo sinh viên, học viên Học viện tham gia, hưởng ứng, các em cũng bày tỏ mong muốn Thư viện sẽ có nhiều hơn nữa các hoạt động tương tự trong thời gian tới.







T/h: Lê Chính; Ảnh: Hùng Phúc



Tin liên quan:

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Viện Y Dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh

Bổ nhiệm Phó Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt nam kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Hợp tác đào tạo giữa Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn