Xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học

Date: 01/12/2022Lượt xem: 903
Sáng 1/12, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học tiếp tục xin ý kiến chỉ đạo và đóng góp ý kiến của các chuyên gia về Y học cổ truyền cũng như của khách mời nhằm hoàn thiện dự thảo.


Toàn cảnh buổi hội thảo

Dự Hội nghị, Về phía khách mời có: TS Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế; TS Nguyễn Thị Thủy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo các đơn vị: Hội đông Y Việt Nam, các cơ sở giáo dục có đào tạo ngành YHCT trình độ đại học; đại diện Khoa YHCT và Bộ môn YHCT của các cơ sở giáo dục có đào tạo ngành YHCT trình độ đại học; các cơ sở thực hành có sinh viên ngành YHCT của Học viện đang học tập.

Về phía Học viện có: PGS.TS Phạm Quốc Bình – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện; PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện; TS Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

TS Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học
Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo


Tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Quốc Bình gửi lời cảm ơn Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tin tưởng giao nhiệm vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ Đại học cho Học viện. Trong quá trình thực hiện, Học viện đã phối hợp chặt chẽ với 11 trường Đại học có Đào tạo ngành YHCT trình độ Đại học như: khoa YHCT của Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y dược Cần Thơ và các trường Đại học Công lập trên toàn quốc. PGS.TS Phạm Quốc Bình cho biết: Bộ Y tế phân công cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc làm đầu mối xây dựng, cập nhật 11 chuẩn năng lực nghề nghiệp. Đồng thời là đầu mối xây dựng 11 Chuẩn chương trình đào tạo.

PGS.TS Phạm Quốc Bình - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) ghi nhận và đánh giá cao Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức hội thảo, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các trường trong lĩnh vực y học cổ truyền.

TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) phát biểu góp ý
chương trìnhđào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học của Học viện

Các ý kiến ở hội thảo sẽ góp phần vào hoàn thiện xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học. Vì vậy, TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ đề nghị, các ý kiến cần trao đổi thẳng thắn, khách quan, đóng góp tích cực vào xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực này. Từ đó có thể triển khai áp dụng vào thực tế. Qua đó, góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y học cổ truyền được tốt hơn.

TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho hay: Ngày 22/6/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy chuẩn về chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN. Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo.  

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi hội thảo

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh: chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình. Đồng thời, là cơ sở để các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng các quy định về tuyển sinh. Mặt khác, là căn cứ để thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Học viện đã bám sát Thông tư số 17/2021/TT-BGD&ĐT để xây dựng Chuẩn chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trình độ đại học, gồm 8 mục: Mục tiêu của chương trình đào tạo; Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; Khối lượng học tập; Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.

Sau buổi Hội thảo, trên cơ sở đóng góp ý kiến của các chuyên gia cũng như các đơn vị, Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo Bộ Y tế thẩm định phê duyệt chương trình.

Một số hình ảnh trong Hội thảo.


Các đại biểu phát biểu đóng góp y kiến về xây dựng chuẩn Chương trình đào tạo ngành y học cổ truyền trình độ đại học




















                                                                      Thực hiện: Vân Anh; Ảnh: Hùng Phúc




Tin liên quan:

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo với Trường Trung y Quốc tế, Chi Lê

Đoàn công tác Viện nghiên cứu Dược liệu - Châm cứu Hàn Quốc sang thăm và làm việc tại Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam ký ghi nhớ hợp tác toàn diện với Hội Y học giới tính Việt Nam

Học viện Y – Dược học cổ truyền VN tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa I

Hội nghị thẩm định năng lực Đào tạo chuyên khoa cấp I của Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện đa khoa Hà Đông ký thỏa thuận hợp tác toàn diện

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn