Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung tâm Đông y – Châm cứu tỉnh An Giang, các tỉnh Đồng bằng SCL hợp tác đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền chuyên sâu

Date: 30/12/2017Lượt xem: 2694

Do nhu cầu khám chữa bệnh theo phương pháp đông y – kết hợp tây y đang có xu hướng tăng với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, hiệu quả và an toàn. Ngày 27/12, Tỉnh An Giang tổ đã chức Hội nghị đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền An Giang – Đồng bằng sông cửu long.

Đến dự hội nghị có TS. Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; TTND. BSCC. Trần Văn Bản – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam; Các lãnh đạo và cán bộ của các cơ sở đào tạo nhân lực y học cổ truyền, các bệnh viện y học cổ truyền, đại diện một số sở y tế, các lương y, lương dược ở Đồng bằng sông cửu long.

Mở đầu hội nghị TS. Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phát biểu chào mừng hội nghị. Trong những năm qua,  Đông y Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong nền y học nước nhà, góp phần làm nên những thắng lợi to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân trên con đường phát triển và hội nhập. Những lương y, thầy thuốc đông y phải thường xuyên học tập trau dồi kiến thức chuyên sâu để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

 
TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện lên phát biểu tại hội ngh

An Giang có hơn 2,2 triệu dân, 11 đơn vị huyện thị thành phố trực thuộc, 156 xã phường, trên 880 khóm ấp. Toàn tỉnh đang có trên 2.000 người hành nghề, trong đó trên 800 lao động YDCT nông thôn cần nâng cao trình độ chuyên môn, khoảng 600 khóm ấp chưa có phòng chuẩn trị đông y và 100 phòng chuẩn trị đông y cấp xã có nhu cầu đào tạo từ trung cấp y dược cổ truyền.

Trong những năm qua, các tỉnh nói chung đều có đào tạo y sĩ trung cấp YHCT, một số nơi chỉ đào tạo được y sĩ đa khoa định hướng YHCT... Bác sĩ YHCT cả chính quy và chuyên sâu không nhiều, số có trình độ sau đại học càng ít hơn. Nhìn chung, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cơ cấu ngành nghề, chuyên khoa sâu, mô hình bệnh tật và nhu cầu chữa bệnh của xã hội.

Hội Đông y tỉnh An Giang và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL muốn phát huy vai trò nòng cốt của mình đã phối hợp với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực Y học cổ truyền trên cơ sở liên kết đào tạo liên thông sơ cấp đông y – châm cứu lên trung cấp, cao đẳng y dược cổ truyền. Tổ chức tập huấn kỹ thuật y học cổ truyền chuyên khoa, chuyên bệnh,đào tạo liên tục cho các lương y, y bác sĩ y học cổ truyền, hoặc phối hợp liên ngành đào tạo đội ngũ lao động ứng dụng công nghệ cao GACP; tập huấn kỹthuật thực hành sản xuất tốt một số dạng sản phẩm từ dược liệu theo nhu cầu xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và vùng ĐBSCL.

Học viện và các trường nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho học viên đã tốt nghiệp các lớp sơ cấp nghề đông y châm cứu do Trung tâm đông y – châm cứu tỉnh theo chương trình của Bộ Y tế và Trung ương Hội. Hiện còn trên 300 học viên có nhu cầu học thêm để được hành nghề là lương y trong các phòng chuẩn trị đông y miễn phí của hội Đông y  trên địa bàn tỉnh.

Một số hình ảnh của hội nghị:

 
Hội Đông y tỉnh An Giang và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL báo cáo tình hình hoạt động của hội đông y hội và nhu cầu cần học để nâng cao trình độ tay nghề của các lương y, dược y ở địa phương



Kết thúc hội nghị, hai bên đã chụp ảnh kỷ niệm

T/h: Phòng Tạp chí và TT – TT





Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam : Khai giảng năm học mới – lấy chuẩn đầu ra làm thước đo kết quả

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Học viện Y Dược học cổ truyền VN và Bệnh viện E tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai: Hợp tác đào tạo bác sĩ đa khoa

Nâng tầm cao mới kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong lĩnh vực ngoại khoa

Kỷ niệm 60 năm Y, Dược cổ truyền Việt Nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn