Học viện Y Dược học cổ truyền VN long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Date: 20/11/2016Lượt xem: 2923


HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM  KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
                        NGỌN LỬA THẮP SÁNG BẦU NHIỆT HUYẾT

Đó là những tâm sự trải lòng của TS. Đậu Xuân Cảnh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện với các thầy cô giáo và học viên, sinh viên các thế hệ tại lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Sự nỗ lực của thầy cô,sự khát khao cháy bỏng của học sinh, sinh viên, chính là ngọn lửa luôn thắp sáng bầu nhiệt huyết, tiếp thêm sức mạnh giúp thầy cô gắn bó, yêu nghề, cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người.

Tại buổi lễ kỷ niệm diễn ra sáng 18/11, trong không khí hân hoan chào mừng các thầy cô giáo,người đứng đầu Học viện TS Đậu Xuân Cảnh, không giấu được niềm xúc động trong bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng và rất vẻ vang của người thầy trong xã hội; đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao công lao to lớn của đội ngũ các nhà giáo Học viện qua các thời kỳ,luôn vượt lên khó khăn, thử thách, tìm tòi, sáng tạo, mở ra những hướng đi mới đúng đắn, xây dựng Học viện trở thành cái nôi đào tạo y học cổ truyền đứng đầu cả nước và trong khu vực.

       TS. Đậu Xuân Cảnh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện phát biểu tại lễ kỷ niệm

        Những năm gần đây, với quan điểm “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách mạnh mẽ thúc đẩy ngành Giáo dục và Đào tạo, đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương thức dạy và học, với phương châm “học và dạy làm người” từng bước trở thành triết lý giáo dục của nước nhà.   

Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

       Trên tinh thần ấy, Học viện luôn kế thừa, phát huy, phát triển truyền thống tốt đẹp,  tạo nên những bước đi quan trọng trong công tác đào tạo “lấy người học làm trung tâm”. Học viện đã mở nhiều mã ngành gắn với yêu cầu của thực tiễn, như mã ngành đào tạo bác sỹ đa khoa để phát triển khoa học y học, trên cơ sở đó phát triển y học cổ truyền; đổi mới công tác khảo thí, đánh giá chất lượng, bảo đảm công bằng, trung thực trong các kỳ thi; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, với mục tiêu tạo ra các sản phẩm nghiên cứu gắn liền với công tác đào tạo và nhucầu thực hành, khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thông qua thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở; đẩy mạnh phát triển tài chính Học viện, phục vụ tốt hơn yêu cầu đào tạo. Bệnh viện Tuệ Tĩnh đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại các khoa; đổi mới công tác truyền thông, tạp chí theo nguyên tắc đa phương tiện…

        Đến nay, Cho đến nay, Học Viện thực sự đã trở thành cơ sở đào tạo đa ngành: Y đa khoa, Dượchọc, Y học cổ truyền và đang từng bước lớn mạnh; riêng về đào tạo Bác sĩ Y họccổ truyền đã phát triển đào tạo toàn diện từ bậc Đại học đến các loại hình đào tạo sau đại học (Chuyên khoa I, chuyên khoa II, Thạc sĩ, Tiến sĩ).

        Để phục vụ yêucầu đào tạo, Học viện không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, đã được Bộ Y tế cho phép tiến hành xây dựng Bệnh viện Tuệ Tĩnh 100 gường điều trị nội trú và khu giảng đường quy mô 2.000 sinh viên, học viên đáp ứng điều kiện giảng dạy vàhọc tập. Học viện cũng đã được Chính phủ cho phép mở rộng xây dựng cơ sở haiTại khu Đại học phố Hiến, tỉnh Hưng Yên với diện tích gần 70 ha, với vốn đầu tư giai đoạn 1 là trên 2.800 tỷ đồng. Đây là những điều kiện quan trọng để nhà trường thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực y khoa, cung cấp cho nhu cầu xã hội và góp phần quan trọng vào phát triển ngành y học cổ truyền nóiriêng và ngành y tế nói chung.

“Những người lái đò” thầm lặng luôn lấy người học làm trung tâm

        Đánh giá cao thành quả đã đạt được, TS. Đậu Xuân Cảnh nhấn mạnh: Trong suốt 46 năm qua nhiều thế hệ thầy, cô giáo của Học viện đã nỗ lực hết mình cống hiến tri thức, xây dựng và nâng tầm Học viện đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Mỗi thế hệ sinh viên ra trường hòa vào cộng đồng, gây dựng nên sự nghiệp và luôn trưởngthành là niềm hạnh phúc lớn đối với những người thầy từng được ví như “nhữngngười lái đò” thầm lặng, chỉ mong sao con đò sớm được cập bến.

         Ông cũng cho rằng: Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp lâu dài. Để đào tạo được một thầy thuốc sẵn sàng hy sinh vì sức khỏe nhân dân, đòi hỏi kiến thức khoa học rộng lớn, tính kiên nhẫn, lòng nhân ái và hơn hết là tình yêu thương con người của các thầy giáo, cô giáo. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua, được đứng trên bục giảng truyền tải những tri thức, kinh nghiệm cho sinh viên, học viên, chúng ta như có thêm một niềm vui mới. Đứng trước trang giáo án, chúng ta dường như quên hết và bỏ lại sau lưng biết bao nỗi khó khăn, nhọc nhằn, chỉ còn lại giá trị đích thực của cuộc sống: “chân – thiện – mỹ”, vì thế chúng ta mới được cả xã hội ngợi ca là những “kỹ sư tâm hồn” và tôn vinh là những người “ kiến tạo tương lai”. Nhất là, chúng ta còn tự hào hơn, bởi là nơi hội tụ những ngành nghề góp phần xây nên phẩm chất cao quý của những người thầy: Thầy giáo và Thầy thuốc.

        TS. Đậu Xuân Cảnh bày tỏ niềm vui, tin tưởng trước sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, từ lúc còn rất ít ỏi, chỉ chưa đầy 100 người khi nâng cấp thành lập Học viện (năm 2005) đã tăng lên 547 cán bộ cơ hữu hiện nay, gồm: 1GS, 11PGS, 33 TS, 147 ThS và CK I-II  248 đại học và 54 cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm có trình độ GS, PGS, TS, ThS, CKII.

        Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị bằng y học cổ truyền ngày càng được mở rộng: Liên kết đào tạo Bácsĩ Trung Y theo chương trình tiên tiến của Trung Quốc; đào tạo thạc sĩ điều dưỡng với trường USF- California, Hoa Kỳ; liên kết nghiên cứu khoa học với trường đại học Trung y dược Quảng Châu, Đại học Trung y dược Thành Đô (TrungQuốc); hợp tác nghiên cứu khoa học và điều trị bằng y học cổ truyền với Ucraina, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan, Úc, Ấn Độ mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ giảng dạy và khám chữa bệnh.

        Công tác nghiêncứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ được quan tâm sâu sắc. Đã hoànthành 1 dự án cấp nhà nước, 9 dự án và đề tài khoa học cấp bộ, 166 đề tài khoahọc cấp cơ sở; chuyển giao được 10 quy trình công nghệ về chiết xuất dược liệu,trồng và chế biến thuốc sạch;... hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa họcvà điều trị bằng y họccổ truyền luôn mang lại kết quả thiết thực.

        Đó là những chiến công thầm lặng đã xây đắp nên những thành quả không nhỏ của Học viện trong 46 năm qua.

       Đánh giá cao sự cống hiến của các nhà giáo và học viên, sinh viên, TS. Đậu Xuân Cảnh không quên nhấn mạnh vai trò trung tâm của người học. Bên cạnh sự âm thầm dạy dỗ, nuôidưỡng, mẫu mực về lòng yêu thương người bệnh, thương yêu học trò, là tất cảnhững nỗ lực, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi của các em trong học tập. Đó chínhlà những bó hóa tươi thắm chứa đựng lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ HS-SV dâng tặng các thầy cô. Điều ấy, như một ngọn lửa luôn thắp sáng và sưởi ấm bầu nhiệt huyết, tiếp thêm sức mạnh giúp thầy cô giáo của Học viện ngày một thêm gắn bó và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

          Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ kỷ niệm:
 

 
        Các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam



      TS Phạm Quốc Bình - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Học viện đọc thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục

TS. Vũ Đức Định - Phó Giám đốc Bệnh viện E - Đại diện giảng viên kiêm nhiệm phát biểu tại lễ kỉ niệm

TS. Quan Thế Dân - Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh phát biểu tại lễ kỉ niệm

Đại diện sinh viên phát biểu tại lễ kỉ niệm

Đại diện sinh viên Học viện tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Học viện

Đại diện sinh viên tặng hoa cho các thầy cô là Giáo sư, Phó Giáo sư đai diện cho các giảng viên toàn Học viện





Các thầy cô giáo, cán bộ Học viện chụp ảnh lưu niệm 

           T/h: : Như Quỳnh, ảnh: Nhóm PV
Tin liên quan:

Hình ảnh đẹp tại Hội nghị Quốc tế về viết sách Trung Y được tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc

Hình ảnh đẹp tại Diễn đàn ASEAN-Trung Quốc về Hợp tác y tế lần thứ nhất được tổ chức ở Thành phố Nam Ninh Trung Quốc

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thi “Bữa cơm gia đình truyền thống Việt Nam”

TS.BS. Đậu Xuân Cảnh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021

Trường Đại học Y Dược Quảng Tây Trung Quốc tới thăm và làm việc tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam họp xét tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn