Thứ trưởng Bộ Y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y dược học cổ truyền

Date: 11/03/2023Lượt xem: 6838
Ngày 10/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo Vụ, Cục Bộ Y tế đã làm việc với Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.


PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Về phía Học viện có: PGS.TS Phạm Quốc Bình - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện; PGS.TS Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh; cùng lãnh đạo các khoa, phòng, Bộ môn Học viện.


PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo với Thứ trưởng tại buổi làm việc diễn ra chiều ngày 10/3, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam cho biết, học viện đã xây dựng chiến lược phát triển đào tạo theo xu hướng và yêu cầu về tự chủ đại học; xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo sau đại học, từ đó đặt mục tiêu cho từng chỉ tiêu cụ thể.

Với sự phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo, Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam đã cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo; đặc biệt là phát triển bổ sung cả chất lượng và số lượng các bệnh viện thực hành.

Công tác nghiên cứu khoa học đã được học viện quan tâm, khuyến khích và đạt một số kết quả đáng trân trọng, trong năm 2022, học viện có 99 bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước, 7 bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín của quốc tế. Đặc biệt, năm 2022, học viện có 3 ứng viên chức danh Phó Giáo sư đều đã được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận.

Học viện đã chủ động trong hợp tác quốc tế với các trường đại học trên thế giới (Trường Đại học Trung Y Dược Nam Kinh – Trung Quốc, Đại học Wonkwang Hàn Quốc, Đại học Indiana Mỹ, Trường Trung y Quốc tế Chi Lê, Trường Đại học Trung Y dược Thiên Tân Trung Quốc) về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Giám đốc Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam cũng báo cáo thêm, cuối tháng 9/2022 đã có 536 thạc sĩ, BSCKI và bác sĩ đa khoa, y học cổ truyền, dược sĩ được trao bằng tốt nghiệp, góp phần cung ứng nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh.

"Không chỉ chăm lo công tác đào tạo, thầy và trò Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam với tinh thần không ngại khó, hơn 400 giảng viên, sinh viên đã xung phong lên đường chống dịch COVID-19 tại TP. HCM, Bắc Giang, Hà Nội.... Cùng đó tuổi trẻ của Học viện đã triển khai nhiều hoạt động xã hội vì cộng đồng như hiến máu tình nguyện, khám chữa bệnh và phát thuốc tình nguyện cho người dân vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn" -  PGS.TS Nguyễn Quốc Huy cho biết.


PGS.TS Lê Mạnh Cường - PGĐ Học viện, Giám đốc BVTT phát biểu tại buổi làm việc

Cũng tại buổi làm việc, đại diện Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã báo cáo thông tin hiện bệnh viện đang tiến hành hoàn thiện danh mục các bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu phù hợp với mô hình bệnh tật và xây dựng kế hoạch đưa vào sản xuất lưu hành nội bộ các bài thuốc này thành các sản phẩm dưới dạng bào chế thuốc như viên hoàn cứng, cao lỏng, viên hoàn mềm, cồn xoa bóp, thuốc cốm, siro… phục vụ công tác khám chữa bệnh. Tất cả các sản phẩm thuốc này được sản xuất phục vụ mọi đối tượng người bệnh, chú trọng đến người tham gia BHYT.

Tại buổi làm việc, Học viện Y - Dược học cổ truyền đề nghị Bộ Y tế tiếp tục tạo điều kiện cho học viện là đơn vị đầu mối để xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ cho kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng bác sĩ y học cổ truyền. Hiện Học viện đã và đang phối hợp với một số đối tác quốc tế để tìm hiểu, thu thập các tài liệu và tham khảo mô hình thi chứng chỉ hành nghề quốc gia về y học cổ truyền.

Bộ Y tế hỗ trợ để Học viện mở một số mã ngành sau đại học chuyên sâu về y dược học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại chuyên ngành: BSCKII châm cứu, thạc sĩ châm cứu, thạc sĩ dược liệu- dược cổ truyền.

Học viện Y - Dược học cổ truyền cũng đề xuất Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ Bệnh viện Tuệ Tĩnh khoản kinh phí hỗ trợ khó khăn do COVID-19 gây ra; Sớm phê duyệt và bổ sung nguồn kinh phí giao thường xuyên không tự chủ để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất hiện có và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của bệnh viện; phê duyệt danh mục kỹ thuật bổ sung của bệnh viện…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thay mặt Lãnh đạo Bộ biểu dương, ghi nhận đóng góp của tập thể cán bộ, thầy cô giáo, người lao động, y bác sĩ của Học viện Y - Dược học cổ truyền trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị, trong giai đoạn tới Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Xác định giữ gìn đoàn kết nội bộ là hạt nhân cho mọi hoạt động, có các giải pháp thu hút giảng viên trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển của học viện;

Cùng đó, Học viện kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức, nhân sự theo hướng tinh gọn hiệu quả của Hội đồng trường, xây dựng đề án vị trí việc làm, sắp xếp khoa phòng, kiện toàn nhân sự lãnh đạo khoa phòng để ổn định tổ chức bộ máy nhân sự.

Về công tác tài chính, Thứ trưởng lưu ý Học viện Y - Dược học cổ truyền cần thực hiện nghiêm theo đúng quy định sử dụng tài chính sử dụng tài sản công đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí…

Với lĩnh vực chuyên môn, Học viện Y - Dược học cổ truyền cần tiếp thu theo ý kiến của các vụ/cục đã trao đổi, thảo luận; chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đại học và sau đại học chuyên ngành y dược học cổ truyền. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo các vụ/cục tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn học viện thêm về nội dung này.

Bày tỏ quan điểm ủng hộ về đề xuất liên quan đến đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất… của Học viện Y - Dược học cổ truyền và Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị cần có đề xuất cụ thể gửi vụ/ cục liên quan để báo cáo lãnh đạo Bộ.

Về đề xuất của Học viện thời gian tới trong đó có hoạt động mở mã ngành theo nhu cầu, theo lãnh đạo Bộ Y tế, điều này cho thấy Học viện còn nhiều tiềm năng phát triển, đề nghị Học viện xây dựng đề án tổng thể phát triển giai đoạn 10 năm tới, từ đó Bộ Y tế cũng như các đơn vị liên quan có cơ sở để xem xét, bàn thảo, quyết định.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng định hướng Học viện Y - Dược học cổ truyền VN đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công bố các bài báo quốc tế; tiếp tục tăng cường hợp tác với các trường quốc tế về đào tạo giảng viên, nghiên cứu khoa học.


Lãnh đạo Vụ, Cục Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc






















Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương trò chuyện, động viên người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

T/h: Vân Anh, Lê Chính; Ảnh: Hùng Phúc



Tin liên quan:

Học viện YDHCTVN tổ chức thi Học phần chuyên môn tổng hợp năm 2020

[Ảnh] Đại hội Chi bộ Y học cơ sở nhiệm kỳ 2020-2022

[Ảnh] Đại hội Chi bộ HTQT - CNTT - TTTT - TV nhiệm kỳ 2020-2022

Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam về công tác tuyển sinh và đào tạo năm 2018

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam : Khai giảng năm học mới – lấy chuẩn đầu ra làm thước đo kết quả

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn