Tiêu kiến trung thang

Date: 18/03/2019Lượt xem: 20345

1. Thành phần:

Bạch thược

:

12 – 16g

Chích thảo

:

3 – 6g

Đại táo

:

4 quả

Quế chi

:

6 – 8g

Sinh khương

:

8 – 12g

Đường phèn

:

20 – 40g

2. Cách dùng:

Sắc nước bỏ bã, cho đường phèn vào uống nóng

3. Tác dụng:

Ôn trung, bổ hư, chỉ thống

4. Giải thích bài thuốc:

          Trong bài thuốc đường phèn có tác dụng bổ trung, Quế chi ôn trung tán hàn, 2 vị hợp lại có tác dụng ôn trung bổ hư tán hàn là chủ dược, Bạch thược hòa can liễm âm, Cam thảo điều trung ích khí, Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ, các vị thuốc hợp lại có tác dụng làm cho cơ thể âm dương vinh vệ, điều hòa chức năng tỳ vị được hồi phục, khí huyết đầy đủ.

5. Ứng dụng lâm sàng:

          Bài thuốc có tính vị ngọt ấm dùng trị các chứng lao thuộc về âm dương đều hư, dương hư nặng hơn. Nếu chứng khí hư nặng như ra mồ hôi, khó thở, người mệt mỏi, gia Hoàng kỳ gọi là bài Hoàng kỳ kiến trung thang (Kim quỹ yếu lược). Phụ nữ sau đẻ hư nhược, bụng đau, khí kém hoặc bụng dưới đau không muốn ăn dùng bài thuốc gia thêm Đương quy gọi là bài Đương qui kiến trung thang (Thiên kim dược phương).

          Bài thuốc này gia giảm điều trị các chứng viêm loét hành tá tràng, suy nhược thần kinh có kết quả nhất định. Trường hợp sốt do rối loạn cơ năng, âm dương mất điều hòa sinh hư nhiệt trong bệnh “Đa bạch cầu”, khí huyết đều hư, sốt kéo dài, bài thuốc này có tác dụng “cam ôn trừ nhiệt”.

Phụ phương:

          Đại kiến trung thang (Kim quỹ yếu lược) gồm có các vị Xuyên tiêu, Can khương, Nhân sâm, Đường phèn. Sắc nước bỏ bã, gia đường phèn uống nóng. Có tác dụng ôn trung, bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống, chủ trị các chứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có lãi đũa, có hiệu quả tốt.

BBT Website - St


Tin liên quan:

Ngô thù du thang

Lý trung hoàn

Thanh hao miết giáp thang

Tả bạch tán

Tả kim hoàn

Đạo xích tán

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn