Khoa Châm cứu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh - niềm tin của bệnh nhân

Date: 30/11/2020Lượt xem: 7026

Châm cứu là gì?

Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.

Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị). Sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.

Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

 
Châm cứu được xem là phương pháp điều trị hiệu quả cho mọi đối tượng bệnh nhân


Đây là phương pháp an toàn và đã chứng minh được tác dụng tốt qua nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Kỹ thuật châm cứu của thầy thuốc có ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị, do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế được cấp phép để khám và điều trị. 

Bệnh gì tìm đến châm cứu?

Thời thượng cổ người ta dùng đá mài nhọn để làm kim châm. Sau đó cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, vật liệu làm kim không ngừng thay đổi, từ kim bằng đá mài đến kim đồng, kim sắt, kim vàng, kim bạc và ngày nay là kim bằng thép không gỉ. Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh có nhiều kết quả, phạm vi ứng dụng rộng rãi, ngày một phát triển dưới những hình thức vô cùng phong phú.

 
Một góc phòng điều trị của khoa Châm cứu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Ở Việt Nam hiện nay, ngành châm cứu đã có những đóng góp hết sức to lớn về phương pháp châm tê để mổ, châm cứu chữa cai nghiện(thuốc lá, ma túy) mà y học trên thế giới, trong đó có Tây y phải chịu thua. Châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong chữa trị các bệnh sau: Châm cứu chữa khỏi các triệu chứng đau: như đau đầu, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau xương khớp, đau vai gáy.... Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên dùng phương pháp châm cứu để trị liệu sẽ phòng ngừa được các chứng bệnh đau lưng, đau nửa đầu. Châm cứu chữa bệnh mất ngủ, tâm thần, trầm cảm, tai biến mạch máu não.... đây là những bệnh nội khoa, liên quan đến dây thần kinh trung ương. Nhưng châm cứu đã thực sự chứng minh được hiệu quả của nó. Châm cứu nếu được sử dụng thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe, giúp con người cảm thấy thư giãn, rất tốt cho hoạt động tinh thần. Cho nên nó được sử dụng để giúp các bệnh nhân tâm thần, trầm cảm có trạng thái ổn định, tâm lý thoải mái. Người cao tuổi bị tai biến mạch máu não khi được châm cứu thì có thể hồi phục được 80 - 90%. Châm cứu giúp giảm béo; giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu; châm cứu còn giúp chữa trị bệnh gút rất hiệu quả. Ngoài ra, châm cứu còn giúp ích rất nhiều trong việc làm tăng hiệu quả chữa bệnh của thuốc, giúp gây tê để mổ.

 


TS.BS. Trần Đức Hữu - Trưởng khoa Châm cứu điều trị cho bệnh nhân


ThS. BS. Đỗ Thị Thanh Chung điều trị cho bệnh nhân 


Riêng điều trị cho trẻ em châm cứu đặc biệt hiệu quả chữa các bệnh do tổn thương đến não như chấn thương sọ não, bại não, động kinh, di chứng do viêm não, viêm màng não, xương yếu, bại liệt trẻ em, câm điếc, teo gai thị, dị ứng, hen phế quản,... 

 


Châm cứu cũng đạt hiệu quả cao trong điều trị cho trẻ nhỏ


TS.BS. Trần Đức Hữu, trưởng khoa châm cứu - Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ: “ Các bệnh nhân mắc chứng bệnh như Hội chứng liệt, hội chứng đau, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các dạng viêm khớp,… Ưu điểm nổi trội của chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu là không yêu cầu bệnh nhân phải nhập viên, phương pháp châm cứu có thể chữa trị cho bệnh nhân ở bất kỳ nơi nào từ bệnh viện đông y, trạm xá, phòng y tế, nhà bệnh nhân, bệnh viện Tây y…. Mặc dù phải điều trị trong một thời gian dài nhưng mỗi lần trị liệu chỉ thực hiện khoảng 30 phút - 60 phút, thao tác nhanh đơn giản, không cần trang bị nhiều. Đối với những bệnh nhân có bệnh nhưng do hệ miễn dịch kém hoặc dị ứng với thuốc thì châm cứu sẽ rất hữu hiệu giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật”.

Khoa Châm cứu - Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Là một đơn vị thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và chịu sự quản lý, lãnh chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế. Trong 14 năm qua kể từ ngày thành lập (Tháng 5 năm 2006), Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong công tác quản lý cũng như khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đội ngũ bác sĩ Khoa Châm cứu - Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Châm cứu có thể coi là thế mạnh của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa Đông y và Tây y, châm cứu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tạo nên những hiệu quả bất ngờ. Khoa Châm cứu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập từ 19/05/2006. Với trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ Đại học, 12 cán bộ xuất sắc của Khoa đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, góp phần khẳng định vị thế của Học viện trong sự phát triển của Y học nước nhà.



Tin liên quan:

Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tiếp sức cho các vận động viên giải chạy đêm Hanoi Midnight

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng YHCT - Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Truyền hình trực tuyến "Run tay chân và cách điều trị"

Truyền hình trực tuyến: Sống vui khỏe với bệnh đái tháo đường

Truyền hình trực tuyến: Giúp chàng trăm trận trăm thắng

Truyền hình trực tuyến: Hen phế quản - Điều trị và dự phòng hiệu quả

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn