Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

Date: 30/03/2018Lượt xem: 1884
Ngày 30/3(tức ngày 14/2 âm lịch), tại  Đền Bia (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương), Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm Ngày viên tịch của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. 


 


Về dự Lễ dâng hương có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế; các Thứ trưởng và đại diện Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ/Cục/Thanh tra/Văn phòng Bộ Y tế, đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội; Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Hải Dương; Lãnh đạo các Sở y tế, các bệnh viện thuộc sở y tế. Về phía Học viện có PGS. TS. Đậu Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Học viện, PGS.TS. Đoàn Quang Huy – Phó Giám đốc Học viện cùng lãnh đạo các Khoa, phòng, ban, bộ môn.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng các đại biểu đã ôn lại thân thế và sự nghiệp của Đại danh y-Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ở làng Nghĩa Phú (tục gọi Làng Xưa), tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương). Tương truyền, Tuệ Tĩnh sinh vào cuối đời Trần, dưới triều Trần Dụ Tông (thế kỷ XIV). Từ nhỏ, Tuệ Tĩnh đã rất thông minh ham học, thi đậu Hoàng Giáp khoa Tân Mão. Tuy đỗ cao nhưng ông không ra làm quan mà náu mình cửa Phật, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Suốt đời, cụ theo đuổi chí hướng nghiên cứu thuốc Nam để cứu nhân độ thế, ích nước lợi dân. Với phương châm Nam dược trị Nam nhân, cụ đã để lại hai tác phẩm y học là bộ Hồng Nghĩa Giác Tư y thư nói về 13 phương gia giảm và 37 phương trị thương hàn và bộ Nam dược thần hiệu nói về dược tính của 580 vị thuốc Nam và gần 4.000 phương thuốc trị bệnh.

Do học cao lại giỏi thuốc, cụ phải đi cống cho nhà Minh (Trung Quốc) và đã chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu vợ vua Minh nên được phong là Thái y Thiền sư. Tuy được trọng dụng ở triều nhà Minh, nhưng Tuệ Tĩnh luôn khắc khoải nhớ về quê hương, bản xứ. Trước khi qua đời ở Giang Nam (Trung Quốc), Tuệ Tĩnh đã di ngôn, khắc vào bia mộ dòng chữ “Ai về phương Nam cho tôi về với”. Gần 200 năm sau, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người cùng làng với Tuệ Tĩnh khi đi sứ nhà Thanh đã đến thăm mộ Tuệ Tĩnh. Cảm động với lời nhắn nhủ, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép câu di ngôn vào bia đá mang về quê hương. Trên đường về, thuyền đến cánh đồng thôn Văn Thai, Tổng Văn Thai thì bị lật, bia bị chìm. Nhân dân cho rằng đây là nơi địa linh, đã đắp đất dựng bia thờ cúng, hình thành nên Đền Bia.

Di tích Đền Bia đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1994, là nơi được nhân dân thập phương tới thắp hương, cầu sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Một số hình ảnh tại buổi lễ dâng hương:


Bộ trưởng Bộ Y tế cùng các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Đại Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh
 





Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ dâng hương

Cùng ngày Đoàn Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền  Tỉnh Hải Dương





                                                                     T/h: Lê Chính, Ảnh: Như Quỳnh

Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với đoàn đại biểu An Giang

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đón tiếp và làm việc với trường Đại học Zacatacas, Mexico

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCSHCM (26/3/1931 – 26/3/2018)

Hình ảnh Giám đốc Học viện PGS.TS Đậu Xuân Cảnh tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ 14 về lạc bệnh học tại Thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Quảng Tây - Trung Quốc

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện dự án xây mới cơ sở 2

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn