Hội thảo Massage người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 16

Date: 11/09/2023Lượt xem: 516
Từ ngày 7-9/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Massage người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 16, chủ đề của Hội thảo  là  “Thúc đẩy hợp tác bền vững trong nghiên cứu, đào tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ massage” với sự tham dự của 200 đại biểu đến từ Việt Nam và 12 quốc gia trong khu vực...


Chủ tịch Hội người mù Việt Nam Ông Phạm Viết Thu phát biểu tại Hội Thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam Phạm Viết Thu vui mừng khi hội thảo có sự tham dự của Chủ tịch Hiệp hội Người mù thế giới, Chủ tịch Hiệp hội người mù châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban massage người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đại diện lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, cũng như đại diện Hội người mù trong khu vực, các nhà khoa học, các trung tâm, cơ sở dịch vụ có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn và đạt kết quả cao trong lĩnh vực đào tạo và hoạt động dịch vụ massage người mù.

Theo điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2016, số người khuyết tật cả nước là 6,2 triệu người, trong đó số người khiếm thị là 1,03 triệu người. Trong các nghề của người khiếm thị, nghề massage được đánh giá là phù hợp và có thu nhập cao nhất. Sau gần 20 năm, nghề massage của người mù đã phát triển tại hầu hết các địa phương.

Hiện nay, có 275 cơ sở massage do các cấp Hội quản lý, với 1.677 nhân viên khiếm thị. Số tổ, nhóm massage do hội viên tự đứng ra tổ chức là 785 tổ, nhóm, với 3.143 nhân viên khiếm thị. Tổng doanh thu năm 2022 tại các cơ sở của Hội đạt 3,3 triệu USD (bằng 74,3% doanh thu năm 2019, trước khi có đại dịch Covid 19 – 4,4 triệu USD), lương bình quân của nhân viên làm massage là 128 USD/người/ tháng. Một số người đạt từ 300 – 450 USD/người/ tháng.

Theo đó, hội thảo chủ đề chính “Thúc đẩy hợp tác bền vững trong nghiên cứu, đào tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ massage” diễn ra trong 3 ngày, từ 7 đến 9/9, tập trung vào 4 nội dung quan trọng, gồm: Đẩy mạnh đào tạo nghề massage chuyên nghiệp và trang bị kỹ năng mềm cho kỹ thuật viên massage khiếm thị; quản lý hoạt động massage: truyền thông, marketing, dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển massage y học ở các nước khu vực và trao quyền cho các kỹ thuật viên khiếm thị; các kết quả nghiên cứu trong điều trị bệnh và những đóng góp của massage người khiếm thị trong phục hồi sức khỏe hậu Covid-19. Trao chứng nhận cơ sở massage kiểu mẫu đạt chuẩn của Ủy ban massage người mù khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều hỗ trợ cho Hội người mù Việt Nam, thông qua công tác hỗ trợ cử cán bộ giảng viên chuyên sâu về xoa bóp bấm huyệt đào tạo cho hàng nghìn người khiếm thị học nghề xoa bóp bấm huyệt, góp phần tham gia chăm sóc sức khoẻ, phục vụ cộng đồng...


  
 Giám đốc Học viện - PGS.TS Nguyễn Quốc Huy phát biểu tại Hội Thảo

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện phát biết tại Hội Thảo: Từ năm 1997 đến nay, trải qua 26 năm gắn bó cùng Hội người mù Việt Nam và Trung tâm Đào tạo cán bộ phục hồi chức năng Hội người mù Việt Nam, Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam chúng tôi với giá trị cốt lõi luôn sẵn sàng đóng góp vì cộng đồng, đã cử các giảng viên, thầy thuốc có tay nghề cao sang Hội và Trung tâm để trực tiếp đào tạo, chuyển giao quy trình kĩ thuật. Cụ thể: đã tổ chức đào tạo được 50 lớp Xoa bóp bấm huyệt, Xoa bóp bấm huyệt nâng cao và Tác động cột sống cho 1.500 học viên là người khiếm thị trong cả nước. Gần 100% học viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm, giúp thay đổi cuộc sống, trở thành những người kĩ thuật viên tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống của YHCT với mức thu nhập bình quân là 4 triệu đồng/ người/ tháng. Một số người tự mở phòng dịch vụ, làm chủ cơ sở, ngoài việc nâng cao thu nhập của bản thân đã tạo thêm việc làm cho nhiều người đồng tật khác. Thu nhập bình quân của các chủ cơ sở khoảng 20 triệu đồng/người/tháng.

Báo cáo tại hội thảo, đại diện Hội Người mù Việt Nam cho rằng, cần tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới các cơ sở massage của người khiếm thị, từng bước nâng cấp phòng, trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ và hướng tới dịch vụ xoa bóp chữa bệnh. Phấn đấu đưa nghề massage y học của người khiếm thị thành một thương hiệu có uy tín. Cần hoàn thiện các chính sách về đào tạo nghề massage y học cho người khiếm thị ở trình độ trung cấp trở lên, tạo điều kiện cho người khiếm thị đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, bằng cấp tham gia làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác…

*Một số hình ảnh tại Hôi Thảo: 


                                   Các vị đại biểu tham dự Hội thảo

Quang cảnh Hội Thảo


PGS.TS Trần Thái Hà - Trưởng Bộ môn Khí Công dưỡng sinh - XBBH Học viện YDHCTVN phát biểu tại Hội Thảo



Tại Hội thảo, các giảng viên của Bộ môn Khí công dưỡng sinh - Xoa bóp bấm huyệt Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam đã giao lưu học thuật cùng các y bác sỹ, các kỹ thuật viên trong khu vực đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... và chia sẻ, giới thiệu các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt - tác động cột sống Việt Nam tới các đoàn quốc tế, khẳng định vai trò và vị thế của massage Việt Nam trên trường quốc tế, sánh vai với các tên tuổi như massage Thái, massage Nhật Bản, massage Hàn Quốc, massage Trung Quốc...




                  Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội Thảo                                                                             
                                                                                      Tin,ảnh: Như Quỳnh





Tin liên quan:

Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 619 học viên, sinh viên

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm với 300 vị trí cần tuyển dụng

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam kí kết hợp tác Đào tạo với Bệnh viện K

Hợp tác toàn diện giữa Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện YHCT - Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam tập huấn chia sẻ kinh nghiệm công tác truyền thông cho cán bộ Học viện

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên TW đảng - PGS.TS Trần Thị Trung Chiến thăm và làm việc với Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn