Tìm phương hướng phát triển Dược liệu Việt Nam

Date: 23/05/2023Lượt xem: 663
Cục Quản lý Y dược cổ truyền Việt Nam và Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam vừa làm việc với đối tác Hàn Quốc nhằm phát triển dược liệu trong nước.

Tại buổi làm việc, TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền Việt Nam đã giới thiệu tổng quan về hệ thống y dược cổ truyền Việt Nam (YDCT) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và tình hình dược liệu cũng như phương hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Theo đó, y học cổ truyền là một thành phần trong hệ thống y tế Việt Nam, được thanh toán bảo hiểm y tế trong hệ thống các bệnh viện. YDCT Việt Nam có lịch sử lâu đời, có thảm thực vật dược liệu đa dạng, có hơn 5000 cây thuốc.

Học viện YDHCT Việt Nam là đơn vị đầu ngành đào tạo bác sĩ YHCT, Y khoa, Dược sĩ; là đơn vị có đủ nhân lực và vật lực để cập nhật đổi mới và phát triển. Chính phủ đã có chính sách rõ ràng trong kết hợp YHCT và YHHĐ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng chi phí lên 30% tổng chi phí dành cho khám chữa bệnh. 


PGS.TS Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Học viện phát biểu tại buổi làm việc

Việt Nam muốn cập nhật các chính sách phát triển và hiện đại hoá về YDCT của chính phủ Hàn Quốc trong việc đưa các sản phẩm về dược liệu, dược cổ truyền trở thành một trong những nước đứng đầu trên thế giới dù nguồn tài nguyên cây thuốc của Hàn Quốc chưa phong phú. Đặc biệt, về công nghệ chiết suất, chuẩn hóa, hiện đại hóa… các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như mỹ phẩm, thuốc…

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện YDHCT Việt Nam đã giới thiệu về Học viện YDHCT Việt Nam và những tiềm năng hợp tác với đối tác Hàn Quốc. PGS.TS Nguyễn Quốc Huy ghi nhận những sự hợp tác giữa chính phủ hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực y dược cổ truyền và các lĩnh vực sức khỏe khác. Học viện nỗ lực tìm kiếm các đối tác Hàn Quốc để phát triển theo định hướng của lãnh đạo Bộ Y Tế.

Bệnh viện Tuệ Tĩnh là cơ sở khám chữa bệnh và thực hành chính của Học viện với khoảng 280 giường. Dự án phát triển cơ sở 2 với 17 hecta cho khoảng 10000 sinh viên học viên và bệnh viện thực hành 600 giường. Giám đốc Học viện YDHCT đề xuất phía Hàn Quốc hỗ trợ Học viện YDHCT Việt Nam tiếp cận với Hội đồng Quốc gia của Hàn Quốc về cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ YHCT Hàn Quốc (quy trình thực hiện kỳ thi và xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi). Trao đổi, nâng cao năng lực của giảng viên Học viện trong lĩnh vực y dược cổ truyền, nhất là các chủ đề về công nghệ chiết xuất, chuẩn hóa, hiện đại hóa… các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như mỹ phẩm, thuốc… 
Xây dựng chuyên đề đào tạo theo nhu cầu để nâng cao và chuẩn hoá năng lực giảng dạy của giảng viên. 
Phát triển dự án trồng cây dược liệu có nguồn gốc từ Hàn Quốc: đánh giá khả năng sống, phát triển, hoạt chất và ứng dụng. 


Oh Soo Yeon – Chủ tịch Tập đoàn HB Advisors phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, ông Oh Soo Yeon – Chủ tịch Tập đoàn HB Advisors đã gửi lời cảm ơn về những lời giới thiệu của lãnh đạo Cục Quản lý y dược cổ truyền và lãnh đạo Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.  Theo ông Oh Soo Yeon, tại Hàn Quốc, YHCT và YHHĐ không giao lưu, Việt Nam có những sự khác biệt trong việc kết hợp hai nền y học này. Tuy nhiên, số lượng BS tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với dân số phát triển dược liệu có thể bảo vệ sức kh nhân dân trong tình trạng còn thiếu bác sỹ nhất là ở các tuyến y tế cơ sở. 

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, dược cổ truyền của người dân Việt Nam rất lớn, có thể đầu tư phát triển ít nhất là trong 20 năm tới. Việc cần làm là đánh giá được tác dụng của các loại dược liệu như kháng viêm, chống oxy hoá, chống lão hoá, giảm đau, tăng cường thể lực…là vô cùng quan trọng. Công ty sẵn sàng hỗ trợ cho các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Công ty có các dự án phát triển thuốc mới, hỗ trợ thương mại hoá sản phẩm. 

Thi lấy chứng chỉ hành nghề dành cho bác sỹ YHCT, công ty đã chuyển bộ câu hỏi cập nhật nhất cho Bộ Y tế. Công ty có thể hỗ trợ kết nối để đưa chuyên gia qua học tập nghiên cứu. 

Theo Chủ tịch Tập đoàn HB Advisors, hiện nay một số công nghệ Việt Nam còn thiếu: sơ chế, chiết xuất, kiểm soát độc tố; Cách chiết xuất dược liệu tại Việt Nam còn chưa phong phú, chủ yếu là sắc đơn thuần trong khi Hàn Quốc có máy chiết xuất dược liệu tại khu vực nuôi trồng, giá $5000 – $10000. Phía Hàn Quốc mong muốn Việt Nam sớm có dược liệu mang thương hiệu quốc gia; Hệ thống YDCT cần có đơn vị thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu. 

Còn theo ông Euy Soung Joung, Chuyên gia dược liệu – Đại diện công ty Danjongbio CO. LTD. (Nature Benefits for You), Hàn Quốc có 800 loại thực vật có thể làm thuốc tươi, có kèm theo quy định đầy đủ. Gồm hai loại là được nhà nước quy định và thuốc trong dân gian. Hàn Quốc cũng giống như nhiều nước khác, có nền y học cổ truyền của riêng mình, thực hành dựa vào kinh nghiệm của dân gian, nên phát triển không đồng đều giữa các nước. Do đó, việc tiếp cận khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng.  

Phía Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác trong xây dựng Lab nghiên cứu phát triển sản phẩm ngay tại Học viện, tuy nhiên cần xét xét kỹ về pháp lý tại nước sở tại. Chuyển giao công nghệ cơ bản hoàn toàn miễn phí phục vụ cho việc đào tạo và giúp ích cho xã hội (đã thực hiện chuyển giao cho Trường Đại học Y Hà Nội). Hỗ trợ chuyển giao các công nghệ: xử lý thảo dược, kiểm soát độc tố, chiết xuất  hiệu quả các thành phần dược liệu....



Kết thúc buổi làm việc, PGS. TS. Nguyễn Quốc Huy, đánh giá cao những trao đổi giữa các công ty với Học viện, cũng như cảm ơn những học bổng sẽ được cấp cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giảng viên và học viên của Học viện. Học viện đề xuất hợp tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học và đào tạo với các công ty phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho người dân Việt Nam. Và chọn một số loại dược liệu đặc hữu đang có tại Việt Nam phục vụ cho các hợp tác phát triển trong tương lai….

T/H: Như Quỳnh



Tin liên quan:

Đoàn công tác Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam làm việc với các sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam hợp tác đào tạo với Sở Y tế tỉnh Hà Giang, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, Sở Y tế tỉnh Yên Bái

Ký kết hợp tác toàn diện giữa Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức lớp đào tạo liên tục Nghiên cứu khoa học ứng dụng trong Y Dược cổ truyền tại Bệnh viện YDCT Sơn La

Tọa đàm cho sinh viên Học viện: Làm thế nào để trở thành bác sĩ lâm sàng giỏi?

Hội thảo, tập huấn giảng viên chuyên ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn