Thông báo về việc tuyển sinh sau đại học năm 2016

Date: 02/03/2016Lượt xem: 46303

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN  Y DƯỢC HỌC

CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

     Số:89/TB -HVYDHCTVN

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


              Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2016


THÔNG BÁO

Về việc tuyển sinh sau đại học năm 2016

              

Kính gửi - Các Trường Đại học Y - Dược, Học viện, Viện

- Các Sở Y tế, Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế
- Các Đơn vị Y tế thuộc lực lượng vũ trang
- Hội Đông y các tỉnh/thành phố


Căn cứ Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1636/2001/QĐ-BYT và số 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II sau đại học;

Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2015/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 giữa Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thông báo kế hoạch thi tuyển sinh chuyên khoa cấp I (CKI), chuyên khoa cấp II (CKII), cao học (CH) và nghiên cứu sinh (NCS) chuyên ngành Y học cổ truyền, năm 2016 như sau:

TT

Trình độ

Chuyên ngành

1

Chuyên khoa cấp I

Y học cổ truyền

2

Chuyên khoa cấp II

Y học cổ truyền

3

Thạc sĩ

Y học cổ truyền

4

Tiến sĩ

Y học cổ truyền

 
I. ĐIỀU KIỆN DỰ THI VÀ CÁC MÔN THI CHO TỪNG TRÌNH ĐỘ

1.1. TUYỂN SINH CHUYÊN KHOA CẤP I:

a. Điều kiện dự thi:

- Có bằng tốt nghiệp bác sỹ chuyên ngành YHCT .

- Người có bằng tốt nghiệp đại học Y khác (Bác sĩ y đa khoa, Bác sĩ chuyên khoa khác), phải có chứng chỉ định hướng y học cổ truyền hoặc phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi do các cơ sở được Bộ Y tế cho phép đào tạo. 

- Lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thâm niên công tác 12 tháng liên tục (sau khi tốt nghiệp đại học, không kể thời gian học định hướng chuyên khoa) tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi, hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học loại khá được tham dự thi tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

- Về tuổi: Tuổi đời không quá 45 với nữ, và không quá 50 với nam.

b. Hình thức đào tạo:

- Hệ tập trung:  Học tập trung liên tục 2 năm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

- Hệ tập trung theo chứng chỉ: học tập trung từng đợt theo kế hoạch của Học viện, thời gian học tập trong 3 năm hoặc đào tạo tại chỗ với các địa phương có nhu cầu (do Sở Y tế địa phương đăng ký và thống nhất với Học viện dựa trên nguyên tắc đã được khảo sát đủ điều kiện và được Bộ Y tế đồng ý).

c. Các môn thi tuyển: 02 môn (Môn cơ sở và môn chuyên ngành)

- Môn cơ sở:  sinh lý

- Môn chuyên ngành: chuyên ngành Y học cổ truyền

1.2. TUYỂN SINH CHUYÊN KHOA CẤP II:

a. Điều kiện dự thi:

- Người có bằng tốt nghiệp: bác sĩ CKI chuyên ngành YHCT, có thâm niên công tác liên tục trong chuyên ngành YHCT ít nhất là 6 năm (không tính thời gian học CKI); hoặc bác sĩ Nội trú chuyên ngành YHCT, có thâm niên công tác liên tục trong chuyên ngành YHCT ít nhất là 3 năm (tính từ ngày tốt nghiệp BS NTBV); hoặc thạc sĩ chuyên ngành YHCT, có thâm niên công tác liên tục trong chuyên ngành YHCT ít nhất là 6 năm (tính từ ngày tốt nghiệp thạc sĩ) hiện đang công tác trong chuyên ngành đăng ký dự thi và được cơ quan chủ quản cử đi dự thi.

- Lý lịch rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về tuổi: không quá 50 đối với nữ và 55 đối với nam

b. Hình thức đào tạo:

- Hệ tập trung:  Học tập trung liên tục 2 năm tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

- Hệ tập trung theo chứng chỉ: học tập trung từng đợt theo kế hoạch của Học viện, thời gian học tập 3 năm.

c. Các môn thi tuyển: 2 môn (ngoại ngữ và chuyên ngành)

-  Môn Ngoại ngữ:  một trong các ngoại ngữ: Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức

 Mức độ đề thi tương đương trình độ B.

Miễn thi ngoại ngữ cho các thí sinh đã có thời gian công tác 03 năm trở lên tại  KV1; thí sinh không phải người dân tộc Kinh công tác tại KV2 nông thôn.  

+ Khu vực ưu tiên căn cứ theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.

+ Với những thí sinh được miễn thi ngoại ngữ, phải học và thi ngoại ngữ trước khi thi tốt nghiệp (đề thi tương đương trình độ B).

-   Môn chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp YHCT trình độ CKI.

1.3. TUYỂN SINH CAO HỌC:

a. Điều kiện dự thi:

- bng tt nghip Bác sĩ chuyên ngành YHCT.

- Người có bằng tốt nghiệp Bác sĩ y đa khoa, Bác sĩ chuyên khoa khác, cử nhân trung y, phải có chứng chỉ định hướng y học cổ truyền hoặc phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

- Trường hợp thí sinh hiện đang công tác tại một cơ sở y tế trong chuyên ngành, phải được sự đồng ý và có công văn của cơ quan công tác cử đi dự thi.

b. Hình thức đào tạo: Tập trung 02 năm liên tục

c. Các môn thi tuyển: 3 môn

1. Môn cơ sở ngành: lý luận cơ bản y học cổ truyền

2. Môn chuyên ngành: Bệnh học YHCT

3. Môn Ngoại ngữ: Một trong các ngoại ngữ: Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức. Trình độ  tương đương khung 2/6 khung Việt Nam.

Thí sinh có một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: 

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ khung B1 Châu Âu trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương.

1.4. TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH:

a. Điều kiện dự thi:

- Có bằng thạc sĩ Y học cổ truyền và ít nhất 01 bài báo 

- Có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp II Y học cổ truyền và ít nhất 01 bài báo 

- Có bằng bác sĩ nội trú Y học cổ truyền và ít nhất 01 bài báo 

- Nếu có bằng tốt nghiệp Bác sĩ hệ chính quy YHCT loại khá hoặc giỏi và điểm trung bình chung của toàn khóa học đại học phải đạt từ loại khá và có ít nhất 01 bài báo. 

- Có một bài luận về dự định nghiên cứu (theo mẫu 1 đính kèm). 

- Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh  (theo mẫu 2 đính kèm).

- Được cơ quan chủ quản cử đi học (Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật)

- Chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

a) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1 của Bộ GD &ĐT ban hành;

b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; 

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

b. Hình thức đào tạo:

Tập trung  liên tục: 3 năm đối với người có bằng Thạc sỹ, 4 năm đối với người có bằng Đại học.

Trường hợp NCS không theo học tập trung liên tục được và được cơ sở đào tạo chấp nhận, phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu.

c. Hình thức tuyển sinh:  Xét tuyển

Quy trình xét tuyển:

- Thí sinh được phỏng vấn về trình độ chuyên môn, thẩm định ngoại ngữ, bảo vệ bài luận và đề cương nghiên cứu trước Hội đồng xét tuyển NCS.

Hội đồng xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển, kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích nghiên cứu khoa học đã có; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu; ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN

Áp dụng đối với thí sinh dự thi CKI, CKII và Cao học.

2. 1. Đối tương ưu tiên:

a) Ng­ười có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Th­ương, bệnh binh ng­ười có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ thương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

đ) Ng­ười dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

e) Con nạn nhân chất độc màu da cam.

2.2. Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng mười điểm (10 đ) vào kết quản thi cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định và cộng một điểm (1 đ) vào kết quả thi cho một trong 2 môn thi (thang điểm 10).

Ghi chú:

-Các thí sinh thuộc diện ưu tiên đề nghị nộp giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền khi đi nộp hồ sơ (không giải quyết trường hợp bổ sung giấy ưu tiên sau khi đã nộp hồ sơ).

- Mỗi thí sinh chỉ được hưởng một diện ưu tiên, thí sinh không đăng ký ưu tiên khi nộp hồ sơ dự thi sẽ không được Hội đồng thi xét duyệt ưu tiên.

- Khu vực ưu tiên căn cứ phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015.

III. HỒ SƠ DỰ THI

1.Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu quy định).                          

2. Sơ yếu lý lịch 

3.Giấy chứng nhận sức khỏe              

4. Bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học (có công chứng)

5. 04 ảnh (cỡ 3 x 4) chụp trong thời gian không quá 3 tháng  kèm  03 phong bì + tem  có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận.                                                                

6. Công văn giới thiệu của cơ quan cử đi dự thi     

7. Bản sao chứng chỉ định hướng, bảng điểm (có công chứng)     

8. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)  (có công chứng)                

9 .Quyết định hoặc Hợp đồng lao động dài hạn  (có công chứng)     

10. Đối với thí sinh miễn thi môn ngoại ngữ phải nộp bản sao các văn bằng chứng chỉ theo quy định (có công chứng)     

11. Bản sao giấy khai sinh                       

12. Kết quả học bổ sung (nếu có)

Nếu dự tuyển nghiên cứu sinh, thí sinh bổ sung thêm mục 13,14, 15. 

13. Bài luận về dự định nghiên cứu : 07 bản

14. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học

15. Các bài báo khoa học (bản gốc + bản phô tô), gồm trang bìa, mục lục, toàn văn bài báo của tác giả và các đề tài NCKH  (nếu có): 07 bản.

Ghi chú:

- Phòng Đào tạo sau đại học chỉ nhận các hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ theo quy định

- Khi nộp hồ sơ thí sinh phải mang theo các văn bằng, quyết định, chứng chỉ bản gốc để cơ sở đào tạo đối chiếu.

- Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.

- Tất cả các giấy tờ trên được xếp theo thứ tự và đựng vào túi hồ sơ. Hồ sơ và các khoản thu liên quan đến thi tuyển sẽ không hoàn lại nếu thí sinh không dự thi, bỏ thi hoặc thi không đạt.

IV. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ

1. Thời gian phát hành hồ sơ:Từ ngày 01/03 /2016

2.Thời gian nhận hồ sơ:Từ ngày 01/04 /2016 đến 15/04/2016.

3. Lệ phí dự thi và thi tuyển:

- Các khoản thu nhận, duyệt và kiểm tra hồ sơ dự thi: 60.000 đ/hồ sơ CKI, CKII, CH

  Đối với hồ sơ dự tuyển NCS: 200.000 đ/hồ sơ

- Lệ phí thi và xét tuyển:

. 120.000đ/01 môn thi đối với thí sinh dự thi CKI, CH

. 200.000 đ/01 môn đối với thí sinh dự thi CKII

. 1.500.000 đ/01 đề cương nghiên cứu đối với thí sinh dự thi NCS

4. Nhận giấy báo dự thi:Từ ngày 15/05 /2016 đến 22/05/2016

5. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ:Phòng Đào tạo Sau đại học – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - Phòng 303 – tầng 3 tòa nhà 11 tầng.

ĐT: 0433.540.277; DĐ: 0969530077

Địa chỉ: Số 2 – Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

V. ÔN THI VÀ THI TUYỂN

Ôn thi: Tổ chức ôn thi các môn cơ sở, chuyên ngành và ngoại ngữ cho các đối tượng CKI, CKII, CH.

- Thời gian bắt đầu ôn thi: Từ ngày 18/04 /2016 (xem lịch ôn tập cụ thể tại Phòng Đào tạo Sau đại học – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ).

VI. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM THI

            9 giờ ngày 27/5/2016 (thứ sáu) tập trung tại giảng đường 306 – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Số 2 – Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội) để nghe phổ biến qui chế và địa điểm thi.

Ngày thi

Buổi thi

Môn thi

Đối tượng

Địa điểm

Thứ 7  (28/05/2016)

Sáng

Cơ sở

CKI, Cao học

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – Số 2 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Chiều

Chuyên ngành

CKI, CKII, CH

Chủ nhật (29/5/2016)

Sáng

Ngoại ngữ viết

CKII, CH

Chiều

Ngoại ngữ nói

CKII, CH


Ghí chú: Thí sinh xem giờ thi và địa điểm thi cụ thể tại phòng Đào tạo sau đại học.

   Đánh giá bài luận dự định nghiên cứu của NCS từ ngày 01 đến 05/6/2016 tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

            Kết quả tuyển sinh sẽ thông báo trên website theo đường dẫn: http//vatm.edu.vn khoảng 01 tháng sau ngày thi.

            Thí sinh tự túc nơi ăn, ở. 

Đề cương các môn thi niêm yết tại phòng Sau đại học của Học viện.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Phòng đào tạo Sau đại học - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Phòng 303, tầng 3 Tòa nhà 11 tầng. 

ĐT: 0433 540 277, fax: 0433 824 931 hoặc DĐ 0969530077

Địa chỉ: Số 2, Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội.

 

Nơi nhận:

-  Như trên; 

-  Ban Giám đốc (để báo cáo);

-  Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT (để báo cáo);

-  Các Phòng, Ban (để phối hợp thực hiện);

-  Lưu VT, SĐH.

   KT.GIÁM ĐỐCỐC  C
    P.GIÁM ĐỐC



         (Đã ký)



Nguyễn Duy Thuần

ỐC ggggggg

 

 

 

         

               Việt Bình

 

 

Tin liên quan:

Thông báo về việc tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng vào đại học hệ chính quy năm 2016

Thông báo về việc tổ chức Kiểm tra đầu vào Đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp ngành Y học cổ truyền

Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2020 ngành y học cổ truyền

Thông báo tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2019 ngành Y học cổ truyền

Thông tin tuyển sinh đại học Hệ chính quy năm 2018 - Xét tuyển bổ sung lần 1 năm 2018 (Mẫu phiếu đăng ký kèm theo)

Danh sách thí sinh đã nộp hồ sơ xác nhận nhập học đại học năm 2018 (Cập nhật theo ngày)

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn