Tứ nghịch thang

Date: 25/03/2019Lượt xem: 33858

1. Thành phần:

Thục phụ tử


10 – 20g

Chích thảo


4 – 8g

Can khương


8 -12g

2. Cách dùng: Sắc nước uống

3. Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch

4. Giải thích bài thuốc:

          Trong bài thuốc vị Thục phụ tử tính vị đại cay, đại nhiệt, ôn phát dương khí, khu tán hàn tà, là chủ dược, Can khương ôn trung tán hàn hợp với Phụ tử gia tăng tác dụng hồi dương, Chích thảo ôn dưỡng dương khí làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ.

5. Ứng dụng lâm sàng:

          Bài thuốc trị các chứng bệnh ở thiếu âm dương khí suy kiệt âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, thích nằm hoặc đại tiện lỏng, nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng, mạch “trầm”“vi” khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tình tùy nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc có gia giảm.

-                   Trường hợp chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chảy nặng do mất nước âm dịch suy vong nên dùng bài thuốc gia thêm Nhân sâm gọi là bài Tứ nghịch Nhân sâm thang để hồi dương cứu âm.

-                    Trường hợp bệnh thiếu âm tả lỵ chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang, bội Can khương gọi là bài Thông mạch tứ nghịch thang (Thương hàn luận) để ôn lý, thông dương mạnh hơn.

-                  Trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch “vi” là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư dương xông lên có thể dùng Tứ nghịch thang gia Thông bạch bỏ Cam thảo, gọi là Bạch thông thang (Thương hàn luận) để thông dương phục mạch.

-               Trường hợp hạ lợi không cầm, mặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạch thông thang gia thêm nước tiểu người, nước mật heo gọi là bài Bạch thông gia Chư đảm thang(Thương hàn luận).

 

BBT Website - St

 


Tin liên quan:

Tiêu kiến trung thang

Ngô thù du thang

Lý trung hoàn

Thanh hao miết giáp thang

Tả bạch tán

Tả kim hoàn

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn