Truyền hình trực tuyến: Đột quỵ - Những điều cần biết

Date: 29/11/2018Lượt xem: 3767
Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Đột quỵ - Những điều cần biết” vào 9h30, thứ Tư, ngày 28/11/2018. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Mời độc giả xem video chương trình:


Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính, xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não.

Theo các bác sĩ, khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó, không nói được, hoặc hôn mê...

Hội đột quỵ Việt Nam cho hay, ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rằng, đột quỵ là bệnh có thể cấp cứu, “thời gian vàng” để xử trí đột quỵ trong vòng 3 giờ, bệnh nhân đột quỵ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và điều trị kịp thời.

Nhưng đáng tiếc, hiện chỉ có khoảng 5% bệnh nhân đột quỵ được đưa đến cơ sở y tế sớm vì người nhà thường chủ quan để bệnh nhân ở nhà hoặc dùng các bài thuốc truyền miệng, vì vậy đã bỏ qua “cơ hội vàng” trong điều trị.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dấu hiệu của bệnh đột quỵ, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Đột quỵ - Những điều cần biết”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

truyen-hinh-truc-tuyen-1


PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai.

truyen-hinh-truc-tuyen-2


Dẫn chương trình: Nguyễn Trà My

truyen-hinh-truc-tuyen-3

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ vào 9h30, thứ Tư, ngày 28/11/2018. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:

1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống

2. Share link sự kiện của chương trình.

3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

    Câu hỏi tương tác 1:

    Bệnh đột quỵ thường có biểu hiện gì?

    A. Méo miệng, nói khó

    B. Liệt nửa người, tê bì, mất cảm giác nửa người

    C. Đau toàn thân, tức ngực

    D. Cả 2 phương án A và B

    Đáp án đúng là D

    Chúc mừng độc giả có facebook là Đại Lượng Phạm đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

    Câu hỏi tương tác 2 :

    Sản phẩm An Cung Lý triều có những tác dụng nào:

    A. Hỗ trợ phòng ngừa tai biến

    B. Giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe

    C. Cả đáp án A và B.

    Đáp án đúng là C

    Chúc mừng độc giả có facebook là Linh Chi Nguyễn đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

    Trân trọng cảm ơn nhãn hàng An cung Lý triều đã đồng hành cùng chương trình!

    Dương Hải

    NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :
    MC
    Câu hỏi đầu tiên xin hỏi PGS.TS. Tạ Mạnh Cường, đột quỵ là gì và nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Đột quỵ hay gọi là tai biến mạch máu não nói lên vấn đề mạch  não bị biến cố.

    Biểu hiện đột quỵ rất đơn giản người dân có thể nhận biết được, dấu hiệu có thể tóm tắt bằng chữ FAST gồm đầu tiên là biến đổi ở mặt, liệt mặt (miệng, nhân trung bị lệch đi); biểu hiện liệt ở tay (không nâng tay lên được, nâng được rất khó, nâng lên tay tự nhiên thả xuống); ngôn ngữ nói khó; khi thấy dấu hiệu đó thì vấn đề thời gian làm sao càng nhanh càng tốt gọi cấp cứu 115.

    Những biến cố ở mạch não gây liệt nửa người hoặc liệt mặt cùng bên, khi phát hiện dấu hiệu ở tay, mặt, lời nói thì ngay lập tức gọi cấp cứu.

    Nguyên nhân đột quỵ là do ở mạch máu bệnh nhân bị tắc mạch hay nghẽn mạch (chiếm 80% ở bệnh nhân đột quỵ), cục tắc này có thể là cục máu đông hình thành từ tim trôi theo dòng máu gây tắc mạch…

    Nếu phát hiện sớm thì có phương pháp làm tan cục máu tắc ấy để nó tan ra, dòng máu tiếp tục chảy để tưới máu não.

    Nên cấp cứu trong vòng 3h có thể khôi phục để tiếp tục dòng chảy.

    Ngoài tắc mạch não thì có xuất huyết não, nguyên nhân hàng đầu là huyết áp cao hoặc có dị dạng ở mạch não, dễ vỡ ra.

    Nếu phát hiện sớm thì có thể ngăn chặn sự chảy máu đó, nếu đang dùng thuốc chống đông, giảm đông máu quá mức thì có đối pháp đặc hiệu đưa máu về bình thường ngăn chặn dòng chảy đó.

    Thứ 3 là đột quỵ thoáng qua, người bệnh có đầy đủ biểu hiện ở tay mặt miệng nhưng các dấu hiệu có thể phụ hồi hoàn toàn trong vòng 24h, tuy nhiên báo hiệu trong thời gian thiếp theo có thể xuất huyết não hoặc tắc mạch não như tôi đã nói ở trên.

    MC
    Tại Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai, thực trạng bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ hiện nay ra sao thưa bác sĩ? Độ tuổi nào thường hay gặp nhất?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Đột quỵ là biến cố tim mạch quan trọng, cùng với bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như béo phí, tăng huyết áp, đái tháo đường… tỉ lệ bệnh nhân tim mạch gia tăng và bệnh nhân đột quỵ cũng tăng.

    Hầu hết bệnh nhân đến BV muộn nên điều trị hạn chế, di chứng kéo dài. Hiện nay chúng ta có các chương trình phòng chống đột quỵ và Trung tâm Đột quỵ thì chuyên ngành tim mạch cũng như hồi sức cấp cứu tiếp cận bệnh nhân đột quỵ trong thời gian nhanh nhất giúp bệnh nhân đột quỵ tái tưới máu và hạn chế di chứng về sau.

    Trước kia đối tượng trên 60  tuổi hay bị nhưng nay tuổi trung niên cũng rất nhiều. Ngoài ra các bệnh hẹp hở van 2 lá, lỗ bầu dục thông… thì có thể gây đột quỵ ở bất kỳ độ tuổi nào.

    MC:
    Trong Đông y quan niệm như thế nào về đột quỵ, thưa PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh?
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

    Trong y học cổ truyền thì gọi là thống phong chỉ trường hợp tự nhiên khỏe mạnh nhưng đột ngột liệt tay, liệt mặt.. trạng thái trúng phong được phân ra, thống phong kinh mạch. Còn trúng phong tạng phủ. Đột nhiên ngã xuống hôn mê luôn, người bệnh tiêu tiện, đại tiện  không tự chủ. Đây là trường hợp cấp cứu rất nguy hiểm đến tính mạng.

     

    MC:
    Bệnh đột quỵ có thể để lại những di chứng gì cho người bệnh thưa bác sĩ?
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

    Về đột quy để lại di chứng chia làm 2 phần. Ở giai đoạn cấp cứu nếu không được xử trí nguy hiểm đến tính mạng. Ở giai đoạn sau khi cấp cứu sẽ để lại di chứng lá liệt tay, liệt mặt, nói ngọng và bệnh lý tâm thần. Người bệnh cần hiểu để phòng chống. Nếu phát hiện được đưa đi sớm ở 3-4 giờ đầu để được cấp cứu, nếu sau khi cấp cứu cũng cần được tập luyện và cũng chuẩn bị tâm lý ảnh hưởng đến tâm thần.

    MC:
    Khi gặp người đột quỵ thì người bên cạnh cần xử lý nhanh như thế nào để giúp được bệnh nhân giữ được mạng sống? Có trường hợp nào do người nhà sơ cứu sai cách dẫn đến nguy hiểm cho bệnh nhân mà bác sĩ nhớ nhất, bác sĩ có thể chia sẻ cho khán giả được biết?
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

    Khi bị đột quỵ người xung quanh cần tìm cách giúp đỡ, nêu đang ăn cơm rơi đũa thì cần giúp đỡ đưa đi bệnh viện ngay không, hoặc đang đi chân lết cũng cần đi bệnh viện cấp cứu ngay. Còn trường hợp ngất hoặc ngã vật thì cần xử trí đúng, trước hết  phải móc đờm rãi để nghiêng người bệnh có thể dễ thở sau đó thì gọi cấp cứu.

    Trong y học cổ truyền day huyệt nhân trung, về đông y chứng thực thì châm, chứng thoát hư thì phải cứu, vì vậy người bệnh tiểu tiện không tự chủ thì phải cứu bằng cách day bấm huyệt nhân chúng và  thông thường nghiêng người bệnh để cho thở ra không bị tắc và đồng thời đưa bệnh nhân cấp cứu. và nói chung là đông tây y kết hợp.

    Có người nói rằng châm 10 đầu ngón tay, có người bệnh bị co cắp chứng thực thì châm được còn chưngs thoát thì chết ngay. Vì vậy không nên tham gia việc chuyên môn và cần sơ cứu sau đó đưa bệnh nhân cấp cứu ngay.

    PGS.TS.BS cao cấp Tạ Mạnh Cường bổ sung:

    Thật ra là có những sai cách mà người nhà bệnh nhân thường kỳ vọng để bệnh nhân có cơ hội sống.

    Hâu hết tai biến xảy ra gần sáng khi có không khí lạnh, người bệnh đột ngột ra ngoài vì vậy cần đưa bệnh nhân vào phòng ấm. đồng thời gọi cấp cứu

    Sau đó để bệnh nhân nằm ở tư thế an toàn, nghiêng giúp không bị sặc, lúc đó không nên can thiệp gì mà chỉ quan sát chú ý bệnh nhân.

    Nhiều trường hợp bệnh nhân tự đo huyết áp và uống thuốc hạ áp điều này khiến bệnh nhân hạ huyết áp tụt khiến bệnh nhân có hậu quả nặng nề.

    Vì đột quỵ là biến cố hàng đầu  khiến nhiều bệnh nhân tử vong. Đột quỵ làm cho người đang khỏe mạnh thành tàn phế và tử vong do não tổn thương không thể cứu được.

    Phòng không bị đột quỵ và phát hiện sớm tránh động tác gây hại cho người bệnh nặng thêm.

     

    MC
    Tôi được biết bệnh đột quỵ cần phải cấp cứu kịp thời, nếu không bệnh nhân tử vong rất nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề. Vậy các chuyên gia có thể chỉ rõ dấu hiệu nào báo hiệu sớm cơn đột quỵ sắp xảy ra để người dân được biết?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Cần chú ý đối tượng là những người mắc bệnh tim mạch cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là ở bệnh nhân van tim, van 2 lá, hẹp hở van 2 lá là đối tượng dễ đột quỵ, cản trờ dòng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất trái, dễ hình thành cục máu đông chui qua van 2 lá bị hẹp, bị tống vào hệ thống tuần hoàn và cục máu đó lưu hành, trôi đi đến lúc nào không trôi được sẽ nghẽn lại và nhồi phía sau cục tắc.

    Khi một người có bệnh van tim cần khám bác sĩ thường xuyên theo hẹn. Đặc biệt với người bệnh van tim có loạn nhịp tim thì dễ tai biến hơn, cần thăm khám tỉ mỉ, dùng thuốc chống đông hợp lý theo chỉ dẫn bác sĩ.

    Bệnh nhân mắc van tim kèm theo loạn nhịp dễ tắc mạch, hoặc một số bệnh tim bẩm sinh có thể là nguyên nhân của tai biến mạch máu não, thông liên nhĩ… là đối tượng dễ bị tai biến nhất. Cần đóng lỗ thông, bít lỗ thông để ngăn chặn nguy cơ.

    Xuất huyết não dễ xảy ra ở người huyết áp cao, dễ làm vỡ mạch não ra, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ số đo huyết áp. Những người có nguy cơ vữa xơ động mạch nhiều, tạo mảng vữa xơ trôi theo dòng máu giống như huyết khối, do đó cần kiểm soát chặt rối loạn lipid máu…

    Các yếu tố gây hại với thành mạch ở người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều hoặc người dùng chất cấm khác như cocain dễ gây tổn thương lòng mạch,.. cần tránh tuyệt đối không dùng chất cấm, hạn chế bia rượu thuốc lá.

    PGS.TS Đậu Xuân Cảnh: Mùa đông mọi người lưu ý phòng lạnh để không bị nhiễm lạnh, đi ra ngoài buổi sáng rất dễ nhiễm lạnh, cần giữ cơ thể luôn ấm áp.

    Trong đông y, người huyết áp cao mà uống rượu cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

    MC:
    Còn trong y học cổ truyền, điều trị bệnh đột quỵ ra sao thưa PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh?
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

     

    Trong y học cổ truyền có 2 cách dùng thuốc và không dùng thuốc.

    Dùng thuốc trong trạng thái cấp cứu hay dùng an cung ngưu hoàng hoàn dùng trong trúng phóng nhưng nếu dùng ở thầy thuốc có kinh nghiệm và kết hợp cơ sở y tế có chuyên môn thì sẽ hiệu quả hơn. Dùng trong trường hợp nhồi máu não là chính còn xuất huyết não ít dùng. VÌ vậy cần kết hợp với y học hiện đại xác định mới chuẩn xác.

    Có nhiều bài thuốc khác để dùng như: Sau khi phục hồi rồi dùng bổ dương hoàng bổ thang

    Không dùng thuốc sử dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt nhất ở giai đoạn phục hồi đem lại cho người bệnh phục hồi tốt vậng động đi lại, ngôn ngữ và cả tâm thần và quan trọng là tránh tái phát.

    Nhưng nhìn ở góc độ phục hồi chức năng thì rất quan trọng nếu đột quỵ sau khi cấp cứu thì cần đến cơ sở y học cổ tuyền để được tập luyện đúng.

    Nói chung cần kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền. 

    Còn về vấn đề dự trữ an cung ngưu hoang hoàn thì rất may mắn khi đột quỵ đa số người khác nhồi máu não nên điều này cũng rất tốt nhưng không nên tự dùng mà phải được cấp cứu chẩn đoán điều trị rồi mới cho uống an cung cũng không sao.

     

    MC
    Hiện nay, y học hiện đại có những phương pháp nào chữa bệnh đột quỵ thưa bác sĩ?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Y học hiện nay có nhiều tiến bộ trong điều trị đột quỵ, kết hợp y học hiện đại và YHCT nhưng với điều kiện yếu tố thời gian là quan trọng hàng đầu. Thời gian là vàng, thời gian là não.

    Các biện pháp sơ cứu ban đầu áp dụng với hi vọng người bệnh sẽ tỉnh lại, cử động bình thường nhưng trong y văn hướng dẫn thì nhấn mạnh chúng ta không nên chờ đợi các triệu chứng qua đi, cần đến cơ sở chuyên khoa trong vòng 3h đầu.

    Bác sĩ sẽ xác định nhồi máu não tắc mạch do huyết khối hay chảy máu não. Nếu nhồi máu não tắc mạch thì sẽ được dùng thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục huyết khối, dòng chảy trong mạch máu trở lại bình thường, tổ chức não sau cục tắc được tưới máu trở lại và sau đó sẽ tập phục hồi chức năng, sống bình thường. Ở vị trí không tiêu được cục máu nhưng thuận lợi để hút được cục máu thì sẽ hút ra để dòng chảy máu bình thường).

    Với chảy máu não, nếu do dùng thuốc chống đông quá liều sẽ có điều trị đặc hiệu, có loại thuốc tương ứng làm cho tình trạng đông máu trở về bình thường. Những vị trí chảy máu sẽ được dẫn lưu ổ chảy máu ra ngoài hoặc lấy khối máu tụ đi để não không bị ép nữa, phần nhu mô não tranh chấp sống và chết hoạt động bình thường, dùng dụng cụ nút lại để không cháy máu nữa.

    Hoặc trường hợp siêu âm doppler mạch thấy hẹp động mạch cảnh gây thiếu mãu não thì có thể đặt stend giúp lòng mạch thông thoáng, không đọng lại mảng vữa xơ đó. Hoặc có thể bóc tách lớp nội mạc đó đi để dòng máu bình thường.

    Tuy nhiên tôi nhấn mạnh quan trọng mất là vấn đề thời gian, sau đó tập PHCN sớm, vận động sớm, kết hợp châm cứu đông tây y, sử dụng thuốc, người bệnh cần hỗ trợ về mặt tâm lý…

    MC
    Để phòng bệnh đột quỵ, các bác sĩ có lời khuyên gì cho người dân?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Cần xác định xem mình có phải là đối tượng bị bệnh tim mắc phải như đã nói trên không, thì cần dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.

    Có phải là đối tượng dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, dùng chất cấm hay không thì cần phải loại bỏ. 

    Muốn phòng tai biến mạch máu não thì cần phải chữa các yếu tố nguy cơ ấy.

    Những người không có yếu tố nguy cơ thì chú ý tiền sử gia đình có yếu tố nguy cơ cần tầm soát sớm.

    PGS.TS Đậu Xuân Cảnh: YHCT lưu ý vấn đề ăn uống, không ăn quá no, mặc đủ ấm nếu không sẽ trở thành nguy cơ thường trực trong sinh hoạt hàng ngày.

    Cần vận động dưỡng sinh điều khí lưu thông, khí không lưu thông thì huyết không lưu thông. Có thể vận động tích hợp từ việc lau nhà quét nhà, không nên nằm 1 chỗ xem tivi mà không vận động gì. Bản chất ở đây là lưu thông khí huyết.

    Hà Đức Minh
     
    (Hà Nội)
    Bố tôi bị tai biến mạch máu não và liệt nhẹ nửa bên trái. Bác sĩ chẩn đoán bị nhồi máu não vùng rộng. Hiện bố tôi đã về nhà điều trị và uống thuốc hằng ngày nhưng tay và chân trái vẫn rất yếu và dại. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp phục hồi nhanh không? Tôi có nên cho ông tập trị liệu hoặc phục hồi chức năng không? Khi nào thì nên tập ạ?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Giai đoạn cấp cứu người bị đột quỵ đã xong thì tiếp theo cần dùng thuốc, mục đích ngăn chặn đột quỵ mới trong thời gian tới có thể xảy ra. Các di chứng liệt nửa người như bạn nói thì hầu hết khó tránh khỏi và khó cải thiện trong thời gian ngắn. Do đó trong giai đoạn này cần dùng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dùng thuốc châm cứu.

    Ngoài phục hồi về vận động cần phục hồi về mặt tâm, thần kinh.

    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh: Đến giai đoạn phục hồi cũng cần kết hợp, tập dưỡng sinh vận động dưới hướng dẫn bác sĩ, kết hợp dinh dưỡng để phục hồi vận động, phục hồi ngôn ngữ… không nên nóng vội cần kiên trì.

    hieunguyen78@gmail.com
    Với người bệnh vừa trải qua cơn đột quỵ thì cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào để phục hồi sức khỏe sau tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát thưa bác sĩ? PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh có thể gợi ý một số món ăn - bài thuốc tốt cho bệnh nhân đột quỵ?
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

     

    Khi bị đột quỵ người bệnh cần đủ dinh dưỡng tì vị là cội nguồn của khí huyết. theo truyền thống thì ăn cơm nhưng người bệnh khó ăn thì uống sữa đủ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân cũng tốt.

    Nhưng người bệnh cần lưu ý ăn thành nhiều bữa trong ngày để giúp tiêu hóa và có sự gần gũi người thân. Vì thời gian đầu đột quỵ người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Cần tránh thức ăn lạnh, ăn thức ăn dễ tiêu như đậu không ăn nhiều, cá thịt cũng cần hầm mềm để người bệnh dễ tiêu hóa không phải nhai.

    Đông y quan niệm cần cân bằng âm dương, người bệnh không nên ăn nhiều cá thịt, ăn nhiều loại rau có màu sắc như bi đỏ, cà rốt.

    CÒn về thuốc thì cần thầy thuốc đông y chú không tự dùng. Ví như dùng sâm thì dùng ít ( không quá 5g trong ngày) để tăng dương khí dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

     

    Trần Việt Hà
     
    (Phú Thọ)
    Xin hỏi bác sĩ, vì sao đái tháo đường kèm tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ? Mẹ tôi đang bị đái tháo đường tuyp 2 và dùng thuốc, vậy nguy cơ đột quỵ là bao nhiêu? Có cách nào để giảm nhẹ biến chứng này không ạ, mong bác sĩ tư vấn?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Tiểu đường gây tổn thương mạch máu trên diện rộng đặc biệt mạch não, mạch vành… Cùng với các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường nên 2 yếu tố này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Tuy nhiên còn phụ thuộc việc mình kiểm soát huyết áp như thế nào, việc dùng các thuốc ức chế men chuyển có lợi cho thành mạch nếu dùng được liều cao lại càng tốt làm sao huyết áp hạ được ở mức an toàn với người tiểu đường, huyết áp tâm trương không được vượt quá 80 để ngăn chặn các yếu tố về bệnh tim mạch.

    Chế độ ăn, điều trị không dùng thuốc cần chú ý, đường máu ổn định không những lúc đói mà lúc no 2h sau ăn không được quá 10mmol/ml.

    Nếu có rối loạn lipid máu cần hạ xuống, 1,8mmol/l mới đạt yêu cầu. Ngay cả khi các thành phần về mỡ máu đã đạt chỉ tiêu rồi thì vẫn phải điều trị...

    Ngoài ra còn các thuốc statin còn làm chống vữa xơ động mạch và rối loạn lipid máu.

    Tất cả các biện pháp này chống vữa xơ động mạch và nhồi máu cơ tim.

    Một khán giả 58 tuổi, ở Thái Nguyên
    Tôi bị liệt nửa người sau cơn đột quỵ hồi tháng 3 năm ngoái, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Xin hỏi bác sĩ, có bài tập hoặc phương pháp xoa bóp nào giúp cải thiện tình trạng của tôi không? Tôi nghe nói có những người bị liệt nằm một chỗ nhưng sau đó vẫn hồi phục được nên tôi rất hi vọng.
    PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

     

    Về mặt giai đoạn phục hồi, có người nhanh thì 3 tháng, có người lâu hơn cả năm. 
    Vì vậy bạn cần tin tưởng kiên trì tập luyện. Ở y học cổ truyền có châm cứu, xoa bóp bấm huyết, dưỡng sinh của cụ nguyễn văn hưởng đề nghị bạn tham gia. 
    Về xoa bóp thì bạn cần đến cơ sở y tế chính thống có úy tín thường là bệnh viện y học cổ truyền hoặc khoa y học cổ truyền của bệnh viện. Và việc phục hồi tính theo tháng chứ không tính theo ngày. Bạn cần tin tưởng để tập luyện.


    Việc phục hồi xoa bóp không chỉ giúp bệnh nhân đi lại vận động tốt xoa bóp, châm cứu là phương pháp tốt và kết hợp vận động rất tốt để cho người bệnh đột quỵ.

    Ngoài việc phục hồi vận động còn ngăn cản cứng khớp để người bệnh thực hiện được chức năng cơ bản của mình.

     

    Trương Văn Quân
     
    (Hưng Yên)
    Bố tôi năm nay 70 tuổi, thời gian gần đây hay có hiện tượng chóng mặt một chút rồi đỡ ngay, đo huyết áp không tăng. Tôi nghe nói ở lứa tuổi này rất dễ bị đột quỵ và tỷ lệ tử vong cao. Rất mong bác sĩ tư vấn thêm cho trường hợp của bố tôi cần phải làm gì?
    PGS.TS Tạ Mạnh Cường :

    Nguyên nhân gây chóng mặt là lưu lượng máu lên não kém, thường do tổn thương vữa xơ động mạch. Vì thế cần tầm soát huyết áp bình thường, mỡ máu bình thường cần xem có gì bất thường ở não không bằng chụp CT cắt lớp sọ não, chụp cộng hưởng từ não xem mạch não có bị vữa xơ, dị dạng, hẹp hay không để có điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp.

    Cần xem đốt sống cổ có bị thoái hoá không gây chèn ép thần kinh… Các bác sĩ sẽ giúp ngăn chặn quá trình thoái hoá, đảm báo cung lượng máu lên não để không gây chóng mặt.

    PGS.TS Đậu Xuân Cảnh: Nếu bị tăng huyết áp có thể dùng sâm hàng ngày rất tốt nhưng không dùng quá 5g/ngày.

    Tin liên quan:

    Thông báo về việc học thực hành để xác nhận thời gian cấp chứng chỉ hành nghề

    Thông báo: Lịch phát sóng chương trình Sống khỏe mỗi ngày "Thuốc Nam với phòng chống bệnh ung thư" phát sóng trên kênh VTV2

    Truyền hình trực tuyến: Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

    Truyền hình trực tuyến: Phương pháp ưu việt trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

    Điều trị bệnh tai biến mạch máu não bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền

    Áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị hội chứng cổ vai gáy

    Lý Thời Trân
    Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
    Xem thêm
    TUỆ TĨNH
    Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
    Xem thêm
    HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
    Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
    Xem thêm
    Trương Trọng Cảnh
    Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
    Xem thêm
    Hoa Đà
    Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
    Xem thêm
    Copyright © 2016 Vatm.edu.vn