Nhội

Date: 28/12/2015Lượt xem: 10107

Còn gọi là thu phong, ô dương, trọng dương mộc

Tên khoa học: Bischofia trifoliata (Roxb) hook.f. (Bischofia javaniaca Blume, Andrachne trifoliata Roxb) thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae

Cần chú ý ngay là có 2 cây mang tên nhội. Cây thứ hai thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae, có tên khoa học là Citharexylon quadrangulare Jacq. (Xem chú thích ở cuối)

A. Mô tả cây

Nhội là cây to, có thể cao tới 20m. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng hay hình mác rộng, mép có răng cưa từ dài 8- 15cm, đầu lá chét nhọn, đáy lá chét cũng nhọn, cuống chung dài tới 7-10cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ, màu lục nhạt, hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị, hoa cái cũng có 5 lá dài, bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả thịt hình cầu, đường kính 1 -1.5cm, màu nâu hay hồng nhạt, vị chát chứa hạt màu nâu, vỏ quả trong dai. Mùa hoa cuối xuân đầu hạ.




Cây nhội

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố nước ta, nhiều nhất ở Hà Nội. còn thấy mọc hoang trong rừng. Cũng thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, InĐônêxia, Châu Đại Dương.

Chủ yếu người ta khai thác lấy gỗ nhội màu đỏ nhạt, cứng chắc làm cột nhà, chày giã gạo, ván sàn, tuy nhiên gỗ này thường bị sâu bọ ăn cho nên chỉ được coi là gỗ hồng sắc, độ bền không quá 20 năm. Lá nhội non thường để ăn gỏi cá. Trước đây ít dùng làm thuốc. Hiện nay người ta bắt đầu dùng làm thuốc. Có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa. Quả có thể ăn được chim rất ưa.

C. Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu

D. Tác dụng dược lý

Năm 1963 Bộ môn ký sinh trùng Trường Đại học Y Dược Hà Nội nghiên cứu có hệ thống những vị thuốc có khả năng trừ giun sán và các ký sinh trùng khác, phát hiện thấy lá nhội có tác dụng rất mạnh đối với trùng roi (Trichomonas vaginalis), đã áp dụng điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do lỵ trực trùng, kết quả khỏi đạt 88% trên người, dùng chữa khí hư do trùng roi, kết quả rất nhiều triển vọng, độc tính rất thấp.

E. Công dụng và liều dùng

Lá nhội non dùng trong nhân dân làm món ăn (gỏi cá). Hiện nay đang được dùng thí nghiệm rộng rãi chữa bệnh ỉa chảy, khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)

Dùng dưới dạng thuốc sắc hay chế thành cao. Ngày dùng 20-40g lá tươi, nấu với nước 200ml uống thay nước. hoặc có thể nấu thành cao như sau: 1kg lá nhội nấu với nước nhiều lần, lọc lấy nước cô đặc còn 50ml, bôi vào âm đạo những người bị khí hư do trùng roi âm đạo.

Cần chú ý nghiên cứu

Chú thích:

Ở nước ta có mọc hoang và được trồng một cây nhội nữa có tên khoa học Citharexylon quadrangulare Jacq thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae. Cây này cũng là loại cây to, cành vuông, lá đơn, khía răng cưa. Hoa trắng mọc thành chùm thõng xuống. Quả hạch màu đỏ, trồng làm cảnh lấy bóng mát và lấy gỗ làm đàn. Như vậy muốn phân biệt chỉ cần chỉ cần chú ý một cây có lá chét, một bên lá đơn. Cây nhội cho lá ăn gỏi và làm thuốc có cụm hoa thành chùy hình chóp, còn cây nhội kia có cụm hoa thõng xuống.

 

 




Tin liên quan:

Ké hoa vàng

Cây tô mộc

Bạch Thược

Thảo quyết minh

Mật mông hoa

Đại

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn