Đại

Date: 12/08/2021Lượt xem: 11901
Đại
Tên khác: Đại hoa trắng
Tên khoa học: Plumeria rubra L. var.
acutifolia (Poir.) Bail.
Họ Trúc đào - Apocynaceae

Mô tả: Cây nhỡ cao 2-3m, có khi cao đến 7m. Lá to, mọc so le, có chóp nhọn, gân hình lông chim. Cụm hoa ngù ở ngọn cành. Hoa màu trắng, tâm vàng, cũng có khi trộn với hồng, mùi thông. Quả dại dài 10-15cm, hạt có cánh mỏng.
Lại có một số dạng khác, P. rubra L. f. tricolor (R. et P.) Woods, có hoa trắng nhưng mép hồng và tâm vàng cũng thường trồng.
Sinh thái: Cây gốc ở Mêhicô, được đưa vào trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Có thể trồng bằng cành vào mùa xuân (tháng 2-3) hoặc đầu mùa mưa.
Phân bố: Ở nước ta, Đại được trồng ở các đình chùa, vườn hoa, vườn gia đình ở nhiều nơi vùng đồng bằng và vùng núi. Có khi gặp phát tán hoang dại.
Bộ phận dùng: Vỏ, hoa, lá và nhựa.
Người ta thu hái hoa từ tháng 5-11, đem phơi hay sấy nhẹ ở 40-600C đến khô. Vỏ lấy ở những cây già, tách từng mảnh nhỏ đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc, giập nát. Lá và nhựa có thể thu hái quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi; Còn có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi. Vỏ cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thũng, sát trùng. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa có tác dụng tiêu viêm và làm mềm những tổ chức rắn chai chân.
Công dụng: Hoa dùng trong các trường hợp: 1. Dự phòng say nắng; 2. Viêm ruột, lỵ; 3. Khó tiêu, kém hấp thu và kém dinh dưỡng ở trẻ em; 4. Nhiễm khuẩn, viêm gan; 5. Viêm phế khí quản, ho. Người ta còn dùng Hoa đại làm thuốc chữa bệnh ưa chảy máu có kết quả tốt. Ngày dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người suy nhược toàn thân, ỉa chảy và phụ nữ có thai.
Vỏ dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện ít hoặc táo bón lâu ngày, viêm chân răng. Ngày dùng 4-8g để nhuận tràng, 8-20g để tẩy, 12-20g ngâm rượu ngậm chữa viêm chân răng, ở Ấn Độ, người ta còn dùng vỏ trị ỉa chảy và dùng vỏ rễ để trị bệnh lậu và loét đường sinh dục.
Nhựa cũng dùng được như vỏ, còn dùng chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt dưới dạng nhũ dịch, thường dùng bôi. Ở Ấn Độ, người ta dùng như chất gây sung huyết để trị thấp khớp và còn dùng xổ.
Lá chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt, thường dùng giã đắp ngoài, không kể liều lượng, ở Papua Niu Ghinê dịch lá dùng đắp vết thương rắn cắn hoặc dùng nhựa cây đắp lên chỗ đau.
Bài thuốc: Chè giảm áp an thần (Viện Quân y 108):
Hoa đại khô (thái nhỏ) l00g, Hoa cúc vàng khô thái nhỏ 50g, Hoa hoè (sao vàng) 50g, Hạt muồng ngủ (sao đen) 50g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói l0g, mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay chè trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ mao mạch, an thần gây ngủ (1000 CT và ĐVLT).
Ghi chú: Hoa Đại chứa tinh dầu, trong đó có linalol, phenylacetaldehyd, trans famesol B, phenyl ethylalcol, geraniol, α-terpineol, neral, geranial.
Dịch chiết hoa dại có tác dụng hạ huyết áp. Còn có tác dụng làm giảm sức co bóp cơ tim, và làm giãn mạch ngoại vi. Tinh dầu hoa đại có tác dụng chống nấm.
Tin liên quan:

Hạ khô thảo

Dành dành

Cúc vạn thọ

Cần tây

Thương truật

Giần sàng

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn