Thiên lý

Date: 24/12/2015Lượt xem: 3218

Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f. Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb)

Thuộc họ hoa thiên lý  Asclepiadaceae

A. Mô tả cây

Thiên lý là loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn khía có mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có gân trên các gân lá, phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20cm. Hoa khá to nhiều màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm thành sim tán, có cuống to hơi có lông dài 10-22mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau, quả là những đại dài 6,5-9,5cm rộng 12-14mm



Hoa thiên lý

B. Phân bố thu hái và chế biến

Cây thiên lý trồng khắp Việt Nam, nhiều nhất là miền bắc, để làm cảnh hoặc lấy hoa, lá nấu canh ăn. Còn mọc ở Ấn độ, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc.

C. Thành phần hóa học

Sơ bộ nghiên cứu trong lá thiên lý có nhiều ancaloid

D. Công dụng liều dùng

Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để ăn cho mát và bổ. Gần đây bệnh viện Thái Bình (Y học thực hành tháng 5- 1962) đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom, sa dạ con có kết quả.

Chữa lòi dom: lá thiên lý 100g, muối ăn 5g hái lá thiên lý non bánh tẻ, rửa sạch giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp vào chỗ lòi dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày. Có thể chế thành thuốc mỡ (vaselin 50g, lanolin 40g dung dịch thiên lý nói trên 10ml)

Chữa sa dạ con

Cũng dùng như trên. Thường 3-4 hôm thì thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo cho  biết đã dùng điều trị 9 trường hợp thì 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 trường hợp sa dạ con trên 6 tháng không khỏi.

 

 




Tin liên quan:

Ké hoa vàng

Cây tô mộc

Bạch Thược

Nhội

Ô RÔ

Thảo quyết minh

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn