Khám chữa bệnh miễn phí cho gần 5000 lượt nhân dân vùng cao Điện Biên

Date: 25/08/2017Lượt xem: 2419
 

Thực hiện công văn số 3540/BYT-KCB ngày 22/6/2017 của Bộ Y tế về triển khai tháng cao điểm chương trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CSSKCĐ), trong 10 ngày qua, 20 cán bộ, bác sĩ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp với đoàn thanh niên của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã tổ chức chương trình trình khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con các dân tộc trên địa bàn hai huyện Tủa Chùa và Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Phó Viện trưởng Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hoàng Thị Bích Liên làm trưởng đoàn công tác.

Chuyến đi ăm ắp nghĩa tình
Chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, các tỉnh miền núi năm nay một mùa hè chỉ có vài ba ngày nắng, ngày nào cũng mưa, thậm chí là mưa rào. Yên Bái, Điện Biên, Sơn La… đang chịu thiệt hại nặng nề về lũ quét, lũ ống. Vượt qua gần 500km đường núi quanh co và hiểm trở, một bên là vực sâu, sau khi tách đoàn tại trung tâm huyện Tuần Giáo, cuối cùng đoàn công tác cũng đã đến được với bà con dân tộc hai xã Mường Đun (Tủa Chùa) và Ẳng Nưa (Mường Ảng).

Lần đầu tiên đi công tác về vùng sâu vùng xa, bác sĩ Hà, mới ra trường được ít năm không giấu nổi xúc động: Có đi thực tế thế
này em mới thấy đường miền núi đi lại vất vả và quá nguy hiểm. Mưa nhiều, nước lũ từ trên cao đổ tràn xuống đường, tạo thành
những dòng lũ chia cắt đường giao thông duy nhất từ Tuần Giáo vào Tủa Chùa để đến với một xã nghèo Mường Đun có 5 đồng bào
dân tộc sinh sống. Vượt lũ qua đoạn Quải Nưa em rất sợ. Và càng thương hơn khi nhìn thấy cảnh học sinh tan học, không thể vượt
lũ băng đường để về nhà. Tất cả phải đứng đợi bên đường, chờ mưa tạnh để lũ rút mới có đường về.
Vừa đặt chân đến bản, dưới trời mưa tầm tã, mặc dù còn choáng do bị say xe ô tô nhưng tất cả các bác sĩ, người nào việc nấy nhanh chóng chuyển thuốc men, quà tặng, dụng cụ khám bệnh xuống xe. Những chiếc bàn của nhà dân được huy động làm bàn khám. Bà con trong bản, các anh chị em của trạm xá thôn cũng góp sức cùng đoàn, chuẩn bị cho công tác khám chữa bệnh của đoàn.

Muốn dành một giờ cho các bác sĩ ăn uống và chợp mắt một chút sau chặng đường đi vất vả nhưng khi thấy bà con trong thôn bản ùn ùn kéo về, chẳng ai bảo ai, mọi người tự nguyện ngồi vào bàn khám bệnh. Nhà cách chỗ khám 6 -7 km, trời mưa nên chỉ đi bộ nhưng không chỉ các bố các mẹ mang con đến khám mà các cụ già 70, 80 tuổi cũng nhiệt tình đội mưa, trèo đèo, lội suối đổ về đây khám bệnh.

Cụ Tòng Thị Hoa, sinh năm 1936 ở thôn Đun Nưa chia sẻ với TS. bác sĩ Trần Đức Hữu là cụ bị đau lưng, đau các khớp xương tay chân, mắt nhìn vẫn rõ, tai vẫn thính. Được thăm khám và phát thuốc miễn phí, cụ Hoa cảm động bắt tay bác sĩ Đức và không quên nói lời cảm ơn cán bộ trung ương.

Cần lắm thầy thuốc về bản

Bác sĩ Hoàng Thị Bích Liên, Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, trưởng đoàn khám chữa bệnh từ thiện đã chia sẻ: Việc tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa là hoạt động rất ý nghĩa. Đây cũng là chương trình nhân văn của Bộ Y tế nhằm hướng tới nâng cao chất lượng CSSKCĐ cho nhân dân. Hoạt động của đoàn công tác thể hiện tình cảm, sự sẻ chia của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, đối với đồng bào các dân tộc miền núi, đặc biệt là các thôn bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đời sống của bà con còn lạc hậu, kinh tế xã hội còn nghèo nên công tác chăm sóc y tê, khám chữa bệnh cho bà con còn nhiều thiếu thốn. Do đó, thấy đoàn đến khám chữa bệnh, bà con đến rất đông, ai cũng phấn khởi. Đội ngũ bác sĩ làm việc quên cả giờ nghỉ, giờ giải lao. Thậm chí 6-7 giờ tối vẫn có bệnh nhân chờ đến lượt khám bệnh.

Tại hai xã Mường Đun và Ẳng Nưa đoàn công tác đã tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho 1816 người, có cả trẻ em, người lớn, học sinh, thầy cô giáo, và cả cán bộ xã cũng tham gia khám bệnh. Theo trưởng đoàn, với số người dân được khám và cấp thuốc, ước đoàn đã tổ chức khám chữa bệnh cho khoảng gần 5000 lượt, từ chuyên khoa tai mũi họng, nhi, bệnh nội khoa.

Qua công tác khám chữa bệnh của đoàn, cho thấy người dân địa phương thường mắc những loại bệnh thông thường sau: Tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, đau đầu, đau lưng, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, rối loạn tuần hoàn não, bệnh về răng miệng, viêm họng, viêm mũi, xong, cảm cúm, viêm da dị ứng, bệnh đại tràng, dạ dày. Trong đó, số lượng người dân mắc các bệnh về cơ xương khớp là rất lớn nên cần được điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại…sẽ rất hiệu quả.

Qua khám tư vấn tại hai xã, một số người dân cơ địa dị ứng, khi ăn một số loại thức ăn, chân tay bị ngứa, rất hoang mang, lo sợ, đoàn đã dùng kiến thức chuyên môn thực y để giải thích giúp dân hiểu, tránh ăn những thức ăn không phù hợp. Ngoài ra đoàn còn tư vấn cho bà con cách phòng và điều trị một số bệnh bằng thuốc Nam theo kinh nghiệm của danh y Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, lương y Nguyễn Kiều, bác sỹ Hoàng Thủ, GS.TS Trương Việt Bình, GS.TS Đậu Xuân Cảnh.

Ngoài ra đoàn đã tặng quần áo, sách vở, cặp sách, đồ dùng cho học sinh và bà con dân bản. Đặc biệt, tặng gần 200 suất quà cho các gia đình chính sách. Tổng giá trị quà tặng lần này của đoàn dành cho bà con hai xã Mường Đun, Ẳng Nưa là gần 200 triệu đồng. Tất cả các quà tặng trên là do các cán bộ bác sĩ trong bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam ủng hộ.
Cả đoàn vào viếng và chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1.

 
 Viện Phó Hoàng Thị Bích Liên (phải ảnh) tặng quà cho các em học sinh Ảng Nưa

 BS đo huyết áp cho người dân

 TS.BS Trần Đức Hữu kiểm tra sức khỏe cho cụ Tòng Thị Hoa  

Đoàn tặng quà cho các gia đình chính sách 

Bà con đăng kí khám chữa bệnh



Theo Việt Hoa (Báo Giáo dục & Thời đại)

Tin liên quan:

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an ký kết hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học

Hợp tác đào tạo giữa Viện Y học cổ truyền Quân đội và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội: Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Toàn văn bài phát biểu của thầy Đậu Xuân Cảnh - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện tại lễ trao bằng tốt nghiệp bác sỹ, thạc sỹ năm học 2016 - 2017

Hướng đi mới trong đào tạo nhân lực Y học cổ truyền

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam gia nhập Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn