Đại thừa khí thang

Date: 14/05/2019Lượt xem: 105467

1-Thành phần:

Đại hoàng

 

8 – 16g

Hậu phác

 

8 – 16g

Mang tiêu

 

6 – 12g

Chỉ thực

 

8 – 16g

2-Cách dùng:

        Ngày dùng 1thang sắc nước uống. Cho Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5 – 10 phút, cho Đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn (là chất tinh chế Màng tiêu) trộn tan đem dùng. Sau khi uống 2 – 3 giờ vẫn chưa thấy“tả hạ” thì uống nước thứ hai, nếu không đại tiện thì ngưng thuốc

3-Tác dụng:

        Công hạ nhiệt tích ở Đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm, tiêu trừ bĩ mãn

4-Giải thích bài thuốc:

        Trong bài thuốc Đại hoàng tính đắng hàn tả nhiệt thông tiện ở đại tràng là chủ dược, Mang tiêu tính mặn hàn tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo, trừ tích, Chỉ thực, Hậu phác tiêu bỉ trừ mãn hành khí tán kết, các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết

5- Ứng dụng lâm sàng:

        Chỉ định của bài thuốc là các chứng “bỉ”, “mãn”, “táo” thực chứng, mạch có lực

-        Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhiễm (thương hàn ôn bệnh) có chứng dương minh phủ”, triệu chứng: đại tiện táo kết, bụng đầy ấn đau, hôn mê nói sảng, sốt cao về chiều, rêu lưỡi vàng dày khô,mạch “trầm thực”

-        Trường hợp “nhiệt kết bàn lưu” bệnh nhân tiêu chảy nước trong hôi thối, bụng đầy đau, mồm khô lưỡi táo, mạch “hoạt sác”hoặc chứng nhiệt quyết co giật cuồng hỏa, thuộc chứng lý thực nhiệt

-        Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc để trị các bệnh viêm túi mật cấp, viêm ruột thừa và một số bệnh nhiễm trùng sốt cao,hôn mê co giật, bụng đầy táo bón, mạch có lực, có thể dùng gia giảm tùy theo triệu chứng lâm sàng

Bài thuốc có tác dụng tả hạ mạnh cho nên không dùng trong các trường hợp khí âm hư không có nhiệt kết ở trường vị, phụ nữ có thai. Lúc sắc thuốc phải chú ý sắc Chỉ thực, Hậu phác trước rồi mới cho Đại hoàng sau đó mới cho Mang tiêu để uống vì Đại hoàng, Mang tiêu sắc lâu sẽ giảm bớt tác dụng tả hạ

        Trên thực nghiệm cho thấy bài thuốc có tác dụng tăng cường nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu, và làm giảm bớt tính thẫm thấu của mao mạch

Phụ phương:

        1- Tiểu thừa khí thang (thương hàn luận) gồm có Đại hoàng 8 – 16g, Hậu phác 8 – 10g, Chỉ thực 8 – 12g. Sắc nước uống. Chủ trị bệnh “dương minh phủ chứng” như trên nhưng tác dụng yếu hơn

        2- Điều vị thừa khí thang (thương hàn luận) gồm có Đại hoàng 8 – 16g, Chích cam thảo  4 –8g, Mang tiêu 8 – 16g, cách sắc và uống như trên. Trị chứng dương minh sốt, mồm khát, táo bón, bụng đầy cự án, rêu lưỡi vàng, mạch “hoạt sác”

        So sánh 3bài thuốc Tiểu thừa khí thang không có vị Mang tiêu cho nên chủ yếu trị chứng“bĩ” “mãn” thực mà không táo nên không cần Mang tiêu để nhuận táo, ngoài ra trong bài Tiểu thừa khí thang lượng Hậu phác, Chỉ thực ít hơn, 3 vị hợp lại cùng sắc cho nên tác dụng yếu hơn. Còn bài Điều vị thừa khí thang dùng Đại hoàng, Mang tiêu mà không có Chỉ thực, Hậu phác cho nên chủ trị của bài thuốc là chứng táo nhiệt nội kết, ngoài ra dùng thêm Cam thảo để điều hòa vị khí, nên tác dụng so với 2 bài trên hào hoãn hơn, cho nên dùng trong chứng dương minh phủ nhẹ hơn. Ngoài ra có thể trị chứng phát ban, mồm răng lợi họng đau lở loét có kết quả

        3- Lương cách tán (Hòa tể cục phương) gồm có: Đại hoàng, Phác tiêu, Cam thảo, Chi tử, Hoàng cầm, Bạc hà, Liên kiều, liều lượng tùy chứng gia giảm, làm tán hoặc sắc nước uống. Có tác dụng thanh nhiệt tích ở thượng và trung tiêu đồng thời thông tiện “Đại thừa khí thang” chủ yếu nhiệt tích ở trung và hạ tiêu, bứt rứt, khát nước, mắt đỏ, môi khô, mồm lưỡi sang lở, họng đau hoặc nôn, chảy máu mũi, táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch “hoạt” “ sác”

BBT Website - st


Tin liên quan:

Dương hòa thang

Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang

Chân vũ thang

Sâm phụ thang

Tứ nghịch thang

Tiêu kiến trung thang

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn