Hy thiêm

Date: 21/12/2020Lượt xem: 10967

Tên khác: cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng

Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis L.

Họ Cúc - Asteraceae

tả: y thảo sổng hằng năm, cao chừng 30-40cm hay hơn, có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc dài, có cuống ngắn; phiến hình tam giác hay hình quả trám dài 4-l0cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa không đều và đôi khi có 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài l-2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngoài to, hình thìa dài 9- l0mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính; các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bé hình trứng, 4 - 5 cạnh, màu đen.

Sinh thái: Mọc ở các trảng cỏ, nương rẫy bỏ hoang, bên đường, ven rừng thưa,  độ cao 50-1800m. Cũng thường được trồng. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và còn kéo dài đến tháng 1 năm sau.

Phân bố: Từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hoà Bình vào đến Kon Tum, Gia Lai, Bình Dương, Tây Ninh. Còn có Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc. Lào, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia đến Châu Đại Dương.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất, thường gọi là Hy thiêm thảo.

Thu hái vào mùa hè thu, trước khi hoa nở hoặc hoa đang nở, bỏ tạp chất, cắt ngắn phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính vị tác dụng: Vị cay, đắng, tính lạnh, có ít độc; có tác dụng khu phong thấp, hạ huyết áp.

Công dụng: Dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đầu nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, sốt rét, viêm gan cấp tính, cao huyết áp, đinh sang thũng độc.

Liều dùng: 10-12g.

Bài thuốc:

     1. Huyết áp cao:

     a) Hy thiêm, Hạ khô thảo, đều l0g, sắc uống thay nước trà. (TNHQB)

    b) Hy thiêm, Hạ khô thảo, đều 15g, Cúc hoa vàng l0g, sắc uống. (nt).

    c) Hy thiêm l0g, Dừa cạn 12g, Hạt muồng ngủ, Cúc hoa đều 6g, sắc uống, (nt)

    d) Hy thiêm, Rễ cây Bạch đồng nữ, đều 30g, sắc uống, (nt)

      e) Hy thiêm 30g, Địa cốt bì l0g, sắc uống, (nt)

      f) Hy thiêm 30g, Địa cốt bì 15g, Cúc hoa vàng l0g, sắc uống, (nt)

     g) Hy thiêm, Tang ký sinh, Hạ khô thảo đều 15g, Long đờm thảo l0g, sắc uống. (nt).

     h) Hy thiêm 15g, sắc uống thay nước trà. (nt)

     g) Hy thiêm 8g, Ngưu tất 6g, Thảo quyết minh6g, Hoàng cầm 6g, Trạch tả 6g, Chi tử 4g, Long đờm thảo 4g, sắc uống ngày một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc. (TNCTVN).

     2. Trúng phong, bán thân bất toại:

Hy thiêm tán thành bột, mỗi lần uống 6g, mỗi ngày 3 lần, uống với nước chín.

    3. Huyết áp cao, tứ chi tê dại, lưng gối yếu sức.

Hy thiềm, Hoa hòe, đều 30g, sắc uống (TNHQB)

    4. Huyết áp cao, chóng mặt, đau đầu, đầu trướng, chân tê:

    a) Hy thiêm, Hạ khô thảo, đều l00g, Long đởm 30g, tất cả tán thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần với nước chín.

    b) Hy thiêm 50g, Bạch thược 25g, sắc uống (TNHQB)

    5. Huyết áp cao, trúng phong yếu liệt nửa người:

Hy thiêm, Ngưu tất, Tần giao đều 20g, sắc uống, (nt)

    6.Viêm gan cấp tính thể hoàng đản:

    a) Hy thiêm 15g, Chi tử l0g, Tú thiết đinh tươi l0g. Nấu nước uống, mỗi ngày 2 tễ.

    b) Hy thiêm 15g, Quỷ châm thảo (Đơn buốt) l0g. Chỉ tử 3g, Tú thiết đỉnh tươi 2 quả. Nấu nước uống.

    c) Hy thiêm 30g, Kim tiền thảo, Mã đề, đều15g, Chi tử l0g. Nấu nước uống.

    d) Hy thiêm, Kim tiền thảo, đều 60g, rễ Cỏ tranh 30g. Nấu nước uống.

    e) Hy thiêm, Kim tiền thảo 15g, Chi tử l0g. Nấu nước uống.

f) Hy thiêm, Ban, đều 60g, Cây rau má, lá rau muống 30g, Mã đề, Kim tiền thảo đều 15g. Nấu nước uống.

g) Hy thiêm, Quỷ châm thảo (Đơn buốt), Kim tiền thảo, Lá Râm Trung Quốc (Tiểu lạp thụ diệp) đều 30g, Mã đề 20g, Hoàng liên ô rô lá dày l00g, Ban, Hoàng manh, Rẻ Bùm bụp (Bạch bối diệp căn) đều 15g, Cam thảo 5g. Nấu nước uống. (CVBTTD)

    7. Chữa phong thấp, tay chân tê dại, buốt xương, lưng gối đau mỏi:

Hy thiêm rửa sạch, phơi khô, rưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đổ và phơi 5 lần, sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10-15g. (CTVN)

Ghi chú: Hy thiêm chứa daturosid (khi thủy phân cho glucose và datutigenol), orientin, orientalid và 3,7-dimethyl quercetin.

    Hy thiêm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết và kháng siêu vi khuẩn Ranikhet của gia cầm. Còn có tác dụng chống viêm, tác dụng an thần, có hoạt tính kháng histamine và kháng acetylcholin gây co thát cơ trơn ruột động vật thí nghiệm.

Tác dụng chuyển hóa lipid, làm giảm cholesterol máu, tỷ số beta/alpha lipoprotein máu và mức lipid toàn phần trong máu động vật thí nghiệm.   



Tin liên quan:

Sắn dây

Sài hồ

Rau má

Nhài

Ngưu bàng

Dâu

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn