Sắn dây

Date: 10/11/2020Lượt xem: 4497

Tên kc: Sắn cơm

Tên khoa học: Pueraria montana (Lour.)

Merr.var. chinensis (Ohwi) Maesen (P. thomsonii Benth.)

Họ Đậu - Fabaceae

Mô tả: Dây leo dài tới l0m, có khi bò lan mặt đất. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều tinh bột. Cành non có lông vàng. Lá kép gồm 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hay phân ra 2-3 thuỳ rõ rệt, có lông nằm rạp cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá, dài 10-40cm. Hoa to, màu tím, rất thơm. Quả đậu dài 9-19cm, rộng l0mm, có lông.

Sinh thái: nước ta, sắn dây mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng để lấy củ ăn và để làm thuốc. Từ tháng10 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ và dùng dây trồng luôn.

Phân bố: Trồng khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Philippin.

Bộ phận dùng: Rễ củ, thường gọi là Cát căn.

Thu hoạch củ vào mùa thu đông, bỏ vỏ ngoài, xông với lưu huỳnh, đợi khô được 1/2, cắt ngang hoặc chẻ dọc sấy khô. Hoặc sau khi thu hoạch, nhân lúc còn tươi, thái phiến, sấy trực tiếp cho đến khô.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt cay, tính mát; có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, giải rượu, hạ huyết áp.

Công dụng: Thường dùng trị cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát, đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.

Liều dùng: 10-15g.

Bài thuốc:

1.    Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim:

t căn 30g, sắc uống thường xuyên. (TNHQB)

Cát căn 30g, Hồng hoa, Đào nhân, Uất kim đều 15g, sắc uống. Liệu trình điều trị là 20 ngày, (nt)

Cát căn chế thành sirô 100%, mỗi lần uống 20ml, ngày uống 3 lần, uống liên tục từ 1 đến 3 tháng, (nt)

2.    Huyết áp cao, cổ gáy đau:

Cát căn 15g, sắc uống. Liên tục 1-2 tháng, (nt)

3.    Xơ cứng mạch máu não, não trúng phong hoặc di chứng sau khi xuất huyết não:

Cát căn 30g, Sơn tra15g, Hồng hoa l0g, Tam thất (gói riêng, tán bột chia làm 2), Xuyên khung, đều 6g, sắc uống. Uống liên tiếp từ 15 đến 30 ngày, (nt)

     4. Huyết áp cao kèm theo đái tháo đường:

Cát căn 30g, Câu kỷ tử 25g, Đan sâm 15g, Hạ khô thảo, Cúc hoa, đều 15g, sắc uống, (nt)

5. Bệnh mạch vành kèm theo đái tháo đường:

Cát căn 30g. Câu kỷ tử 25g, Đan sâm 15g, Tam thất 6g (tán bột, gói riêng, hoà tan trong thuốc), Hoàng kỳ 30g, Lá bạch quả 25g, sắc uống, (nt)

Ghi chú: Củ Sắn dây chứa:

   - Các dẫn chất isoflavonol: puerarin, daidzein, daidzin, daidzein-7,4-diglucosid, 4 methyl puerarin.. Còn có puerarol, hai chất isoflavon dimekudzuisoflavon A và B, hai hợp chất glucosid nhân thơm puerosid A và puerosid B, các glucosid loại oleantriterpen như kudzusaponin SA1, SA2, SA3 C1.

   - Các sapogenin là kudzusapogenol A, kudzusapogenol B, kudzusapogenol C, sophoradiol,cantoniensistriol, soyasapogenol A, soyasapogenol B.

Cát căn có tác dụng làm giãn mạch vành, cải thiện cung cấp máu của cơ tim, chống huyết tiểu bản tụ tập và chống bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim; còn có tác dụng hạ áp, chống rối loạn nhịp tim và giải độc rượu, bảo vệ thiếu máu cơ tim và thiếu máu não.


Tin liên quan:

Sài hồ

Rau má

Nhài

Ngưu bàng

Dâu

Cúc hoa vàng

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn