Nhài

Date: 04/08/2020Lượt xem: 8053

Tên khác: Lài

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Alt.

Họ Nhài - Oleaceae

Mô tả: Cây nhỡ, nửa bò. Cành non mảnh, có lông mềm trải ra. Lá hình trái xoan-bầu dục, bóng ở cả hai mặt, dài 30-70mm, rộng 20-35mm, có lông ở mặt dưới, ở kẽ những gân bên, mỗi bên 5-6 gân lồi ở dưới, cong đột ngột ở mép, gân con thành mạng lưới. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi chỉ.Hoa màu trắng, thơm ngát. Đài có lông, ống hình chuông, 10 thuỳ hình dải. Tràng có ống khoẻ, 10 thuỳ hình bầu dục trái xoan. Nhị hình trái xoan, có trung đới rộng,mũi nhọn ngắn và tù. Đầu cụt; đầu nhụy không vượt quá các thuỳ của dài hay vượt quá các nhị. Quả gồm 1-2 lá noãn, hình cầu, đường kính 6mm, màu đen, bao bọc bởi đài.

Sinh thái: Cây trồng, ưa sáng.

Ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 7-9.

Phân bố: Nguyên sản ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nơi: Hà Nội,Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ.

Hoa thu hái vào mùa hè thu khi mới nở, dùng tươi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Rễ thu hái tốt nhất vào mùa thu đông, đào về rửa sạch,thái phiến rồi phơi khô hay sấy khô.

Tính vị, tác dụng: Hoa, lá có vị cay, ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay, ngọt, tính mát, có độc; có tác dụng trấn thống.

Công dụng: Hoa, lá dùng trị ngoại cảm phát nhiệt, bụng đầy ỉa chảy. Hoa nấu nước rửa trị mắt đỏ sưng đau. Rễ dùng trị mất ngủ, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài giã nát đắp tại chỗ.

Liều dùng: Rễ, hoa, lá 3-6g. Dùng ngoài tuỳ lượng.

Bài thuốc:

1. Ngoại cảm phát sốt:

Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g. Sắc uống. (TĐCT)

2. Đau mắt:

Hoa Nhài 6g. Đun sôi lấy nước uống và xông.

Hoa Nhài 6g, Kim ngân hoa và hoa Cúc hoa trắng, mỗi vị 9g,đun sôi lấy nuớc xông và uống.

Lá Nhài giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp. (TĐCT)

3. Mất ngủ:

Rễ Nhài l-1.5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống, (nt)

4. Rôm sảy:

Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.(nt)

6. Đau bụng ỉa chảy:

Hoa Nhài tươi 6g (hoặc hoa khô 3g), Hậu phác 6g, Mộc hương 9g, Sơn tra 30g. Sắc nước uống. (1000 CT và ĐVLT)

7. Gãy xương, đau nhức:

Rễ Nhài, rễ Sòi, đều lấy vỏ rửa sạch, lá Cà độc dược, mỗi thứmột nắm, giã nhỏ, chế với giấm xào nóng, bó rịt vào chỗ gãy. (nt)

Ghi chú: Hoa chứa dầu bay hơi bao gồm: benzyl acetate, d-linalool,linalyl acetate, benzyl alcohol, jasmine, indole, methyl anthranilate vàphenol, acid benzoic, CIS-3- hexenester, caryophylene, cadinene, vv...

Thực nghiệm trên động vật cho thấy: dịch ngâm cồn của rễ cây Nhài có thể khiến cho hoạt động tự phát của chuột nhắt giảm thiểu rõ rệt; có thể kéo dài thời gian ngủ của chuột nhắt do hexethal sodium gây nên; có thể hạ thấp năng lực hoạt động bị động của chuột nhắt (thực nghiệm theo phương pháp conlăn). Vì vậy, có thể cho rằng rễ Nhài có tác dụng ức chế đối với hệ thống thần kinh trung khu.


Tin liên quan:

Ngưu bàng

Dâu

Cúc hoa vàng

Cỏ tháp bút

Quế

Phòng phong thảo

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn