Rau má

Date: 28/08/2020Lượt xem: 11816

Tên khoa học: Centella asiatica(L.) Urb.

Họ Hoa tán - Apiaceae

Mô tả: Cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ.

Sinh thái: Mọc thành đám trên các bãi hoang, bờ ruộng, ven đường,dọc đường sắt, nơi ẩm mát.

Phân bố: Phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở các nước nhiệt đới châu Á, Ôxtrâylia, châu Phi và châu Mỹ.

Bộ phận dùng: Toàn cây, thường có tên là Tích tuyết thảo

Thu hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch,dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng rửa sạch, cắt ngắn.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, tán ứ chỉ thống, kháng AIDS.

Công dụng: Được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cảm cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm, trúng độc thuốc đông dược, ngộ độc sắn, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.

Liều dùng: 15-30g.

Bài thuốc:

1.   Viêm Amidan:

Rau má tươi giã nát và vắt lấy nước cốt, thêm giấm ngậm nuốt từ từ. (HCTTD)

Rau má tươi 50g, sữa người l0ml. Lấy Rau má tươi rửa sạch,giã nát vắt lấy nước cất, thêm sữa người trộn đều ngậm nuốt. (TQDG)

2.   Tưa lưỡi (Đẹn lưỡi, đẹn sữa)

Rau má tươi 30g, Rau má mờ (Mãn thiên tinh) tươi 30g,Chi tử (quả Dành dành) 1 quả. Sắc lấy nước bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc chấm rửa khoang miệng. (TQDG)

3.   Sỏi đường tiết niệu:

Rau má tươi 240g. Nấu nước uống như trà hàng ngày. (TQDG)

4.   Đau bụng đi ỉa lỏng, ly:

Rau má tươi toàn cây (50-100g) rửa sạch, thêm một ít muối, giã nhỏ, vắt uống. (Hội Đông y tỉnh Nghệ An)

Rau má 50g, rửa sạch, giã nát trộn với nước vo gạo, quết đều, vắt lấy nước cốt trong uống. (TQDG)

5.   Ngoại thương buốt đau:

Rau má khô nghiền bột dùng uống ngày 3 lần, mỗi lần l,5g. (HCTTD)

6.    Chấn thương do té ngã:

Rau má tươi 180g, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, uống với rượu. (TQDG)

7.    Ngộ độc thức ăn:

Rau má 250g, rễ Rau muống 250g. Giã nát lấy dịch và trộn với nước ấm uống. (HCTTD)

8.    Ng độc nấm độc:

Rau má tươi 120g, đường phèn 5g. Sắc nước, gạn bỏ bã, thêm đường khuấy đều uống. (TQDG)

9.    Thổ huyết, đái ra máu:

Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi (cả cây) và Trắc bá diệp, mỗi thứ 15g. sắc uống. (HCTTD)

10. Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng:

Cả cây Rau má (lấy vào lúc có hoa, quả) rửa sạch, phơi khô, tán bột; mỗi ngày uống 1 lần 30g vào buổi sáng. (Hội Đông y tỉnh Nghệ An)

11. Ngứa do bệnh ngoài da hoặc do nhiều bệnh khác như bệnh về gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng:

Rau má, Chó đẻ, Cỏ sa nhỏ lá, Đậu săng, mỗi thứ một nắm (khoảng 60g tươi hoăc 30g khô), Khoai lang (một củ), đường bát (1/4 tán), gan heo tươi(1 lạng). Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát,chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu. Dùng 1 đến 3 thang là có kết quả. (Lương y Phan Công Tuấn giới thiệu)

12. Viêm gan cấp tính thể hoàng đản:

Rau má 120-150g. Nấu nước uống lúc bụng đói, có thể uống liên tục 30 ngày.

Rau má, Rau má mỡ, Rễ cỏ tranh đều 30g, Dây mơ 15g, cỏ gấu 6g. Nấu nước uống, (nt)

Rau má tươi, Chua me đất hoa vàng tươi, cỏ seo gà tươi đều 60g. Dùng nước vo gạo lẩn 2 để nấu uống, dùng đường cát trắng để dẫn. (nt)

Rau má 30g, Nhân trần 15g, Chi tử 6g. Nấu nước, hoà đường cát trắng uống,

Rau má, Mã đề,Nhân trần, đều 15g. Nấu nước uống, (nt)

13. Viêm gan cấp, mạn tính:

Rau má, Đan Sâm, Cỏ mật gấu, Cườm thảo mềm, đều 15g. Nấu nước uống. (CVBTTD).


Tin liên quan:

Nhài

Ngưu bàng

Dâu

Cúc hoa vàng

Cỏ tháp bút

Quế

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn