Cúc hoa vàng

Date: 25/05/2020Lượt xem: 8833

Tên khác: Dã cúc hoa

Tên khoa học: Dendranthema indicum (L.) DesMoul.

Họ Cúc : Asteraceae

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng, không cuống. Cụm hoa hình đầu ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1.5cm, cuống dài 2.5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp hai vòng, các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế không có mào lông.

Sinh thái: Nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập trồng,thích hợp với khí hậu mát, khô ở độ cao tới 1500m. Có thể trồng dễ dàng bằng đoạn thân vào mùa xuân. Ra hoa quả tháng 5 - 11.

Phân bố: Gặp khắp nơi từ các tỉnh đổng bằng,trung du và miền núi Bắc bộ đến các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Còn phân bố ở nhiều nước khác.

Bộ phận dùng: Cụm hoa dạng đầu, thường gọi là Dã cúc hoa - và toàn cây.

Cụm hoa thu hái vào mùa thu đông khi hoa vừa nở, phơi khô. Toàn cây thu hái vào mùa hạ, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giáng áp, lương huyết tiêu thũng, kháng khuẩn tiêu viêm, kháng nham.

Công dụng: Được dùng phòng cảm lạnh, tri phong hàn cảm mạo, cúm, viêm não, viêm mủ da, viêm vú, bạch đới quá nhiều, hoa mắt,chống mặt, nhức đầu, huyết áp cao, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, viêm gan, kiết lỵ.

Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập; còn được dùng trị ung thư.

Liều dùng:10-15g, dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.

Bài thuốc:

1. Huyết áp cao:

a) Cúc hoa vàng 15g, hãm với nước sôi uống.

b) Cúc hoa vàng hạ khô thảo, rễ Câu đằng, đều 15g, sắc uống.

c) Cúc hoa vàng 15g, Hạt muồng, mã đề, đều 30g sắc uống.

d) Cúc hoa vàng 15g, Đỗ trọng, Xuyên khung đều 10g, Thiên ma 5g, sắc uống.

e) Cúc hoa vàng 10g, Hy thiêm 30g, rễ Câu kỷ (địa cốt bì) 15g, sắc uống. (TNHQB)

2. Huyết áp cao, chóng mặt, mất ngủ:

a) Cúc hoa vàng, rễ Xú ngô đồng (Clerodendrum trichotomum), đều 15g, sắc uống.

b) Cúc hoa vàng, rễ Bạch đồng nữ (Xú mạt lỵ căn) đều 15g sắc uống.

c) Cúc hoa vàng 10g, Hạt muồng, Cúc chỉ thiên đều 12g, Sâm cau 6g, sắc uống. (TNHQB).

3. Mày đay:

a) Cúc hoa vàng 60g, lưỡi rắn trắng 15g, sắc lấy nước vừa uống vừa rửa. Nếu đau bụng ra thêm Hà thủ ô trắng 15g, cùng sắc uống.

b) Cúc hoa vàng 60g, Cúc hoa xoắn 30g, sắc lấy nước vừa uống vừa rửa (BPBTTD).

4. Lở sơn (Dị ứng nhựa sơn):

a) Cúc hoa vàng, Dầu giun, đều l00g, Phác tiêu 30g, Phèn chua 15g. Lấy hai thứ thuốc trước sắc lấy nước đặc lọc bỏ bã sau đó cho 2 vị thuốc sau vào trộn đều rửa chỗ ngứa.(nt)

b) Cúc hoa vàng 150g, sắc lấy nước uống, bã thuốc giã nát đắp vào chỗ ngứa (nt).

5. Mẩn ngứa, ghẻ mủ:

a) Cúc hoa vàng vừa đủ, sắc lấy 2 nước, lọc bỏ bã đem 2 nước hoà chung lại tiếp tục cô thành cao sệt bôi hoặc đắp chỗ ghẻ.

b) Cúc hoa vàng, Khô phàm, Tùng hương, đều bằng nhau, tất cả tán bột mịn, dùng nước ấm rửa chỗ ghẻ. Lấy bột thuốc trộn với dầu xanh sệt như hồ bôi vào chỗ ghẻ, mỗi ngày bôi 2-3 lần (nt).

6. Nấm ở đầu:

Cúc hoa vàng, rễ Khổ sâm, vỏ rễ Xoan, đều bằng nhau, sắc lấy nước đặc rửa chỗ ngứa mỗi ngày vài lần. Cần cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc trước khi rửa nước thuốc, (nt).

7. Ung nhọt độc:

Dùng Cúc hoa vàng 60g. sắc nước uống, đồng thời dùng lá Cúc hoa vàng, lá Phù dung vừa đủ, giã nát đắp ngoài chỗ đau. (TQDG)

8. Mụn nhọt vỡ loét lâu ngày không lành miệng:

Dùng Cúc hoa vàng 30g, sắc nước uống, mặt khác dùng lá cây này nấu nước rửa miệng vết thương. (TQDG)

9. Đan độc:

Dùng Cúc hoa vàng 30g, Thổ phục linh 30g, lá Bọ mẩy 20g. Ngâm nước lạnh 20 phút, sắc 2 nước, gạn bỏ bã, trộn chung nước 2 lần sắc lại chia làm 2 lần uống. (TQDG)

10. Trật trẹo do té ngã gây sưng đau:

Dùng rễ Cúc hoa vàng 30g, Sắc nước bỏ bã, thêm rượu vàng vừa đủ, chia 2 lần uống. Mặt khác dùng lá Cúc hoa vàng vừa đủ, giã nát, bó ngoài vết thương. (TQDG)

11. Các loại mụn nhọt, viêm tuyến sữa, mụn nhọt sưng nóng đỏ đau chưa lên mủ:

Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60- 80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp ngày một lần. (TĐCT)

12. Bạch đới quá nhiều rỉ rả không dứt:

a) Cúc hoa vàng, lá Cúc hoa vàng, đều 60g, nấu nước sôi vài dạo nhắc xuống, rửa lúc còn ấm. Làm liên tục 20-40 ngày, đồng thời lấy hoa cúc 60g, sắc uống, (PKBTTD).

b) Cúc hoa vàng, Hải phiêu tiêu, đều 25g, Mào gà đỏ 10g, nước 2 bát sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang (nt).

13. Viêm tuyến vú.

a) Cúc hoa vàng (hoặc dùng lá cúc) 30g. Sắc uống với rượu, uống xong đắp mềm cho ra mồ hôi, đồng thời lấy Cúc hoa vàng hoặc lá cúc giã nát đắp vào chỗ đau, hoặc rửa tay chườm nóng (nt).

b) Cúc hoa vàng, Cải rừng tía, Bồ công anh, đều 15g, sắc uống. Đồng thời lấy hoa cúc hoa vàng giã nát đắp vào chỗ đau (nt).

c) Cúc hoa vàng, Kim ngân hoa, Bồ công anh, đều 30g, sắc uống, lấy bã đắp vào chỗ đau(nt).

14. Tưa đầu vú, nứt dầu vú:

Lá và hoa Cúc hoa vàng tươi 60g, giã nát vắt lấy nước hoà vào tý rượu uống. Đồng thời lấy hai quả cà đốt tồn tính, tán thành bột trộn với nước bôi vào chỗ đau. (nt)

15. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến vú, khối u lành tính ở tuyến vú:

Cúc hoa vàng, Lưỡi rắn trắng, Cúc lục lăng, Cúc tai dê đều 30g, Cam thảo 6g. Sắc uống với đường cát trắng. (TLTTD)

16. Ung thư tuyến tuỵ:

Cúc hoa vàng 15g, Thanh đại, Ngưu hoàng nhân tạo đều 12g, Tử kim đính 6g, tất cả tán thành bột, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, uống với nước ấm. (TLTTD)

17. Ung thư gan:

Cúc hoa vàng, Kim ngân hoa, rễ Tử thảo, Uất kim đều 60g, Bảy lá một hoa 120g, Đan bì 35g, Côn bố 50g, Ngưu hoàng 25g, Tử kim đính 15g, tán thành bột uống, mỗi lần 5g, ngày uống 3 lần, uống với nước chín. (TLTTD)

Ghi chú: Cụm hoa hình đầu của Cúc hoa vàng chứa:

-Carotenoid (Chrysanthemoxanthin)

- Tinh dầu chứa 50 loại hoá chất hữu cơ, trong đó có các chất có hàm lượng cao nhất là a-pinen, p-pinen, sabinen, m)rrcen, a-terpinen, p-cymen, cineol, a-thuyon,chrysanthemon, bomeol, linalyl acetat, bomyl acetat, p- farnesen... Thành phần màu lam trong tinh dầu là l-methyl-7-isoazulenon.

- Sesquiterpen: angeloyl cumambrin B, arteglasin A, angeloylajadin, yejuhualacton, handelin, chrysetunon, tuncfulin, cumambrin A.

- Flavonoid có tổng hàm lượng là 5.50%, trong đó có: acaciin, luteolin-7-o-β-D-glucopyranosid, acacetin-7-o-β-D-

galactopyranosid,chrysanthemin.

- Acidamin: adenin, cholin, stachydrin.

- Các thành phần khác: indicumenon, β- sitosterol, α-amyrin, β-amyrin, friedelin,sesamin, vitamin A.

Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, Dã cúc hoa có tác dụng ức chế đối với chứng u báng Ehrlich ở chuột, tế bào ung thư gan ở chuột và tế bào ung thư phổi ở người, có tác dụng ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach, S. albus, song cáu khuẩn gây bệnh viêm phải, liên cầu khuẩn A. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lão hoá và chống huyết khối cũng như hạ huyết áp.

Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, chống oxy hoá, chống huyết tiểu bản tụ họp.


Tin liên quan:

Cỏ tháp bút

Quế

Phòng phong thảo

Kinh giới

Bạch chỉ nam

Bạch hạc

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn