Cỏ tháp bút

Date: 05/05/2020Lượt xem: 4188

Tên khác: Cỏ tháp bút yếu, Mộc tặc yếu

Tên khoa học: Equisetum ramosissimum Desf.ssp.debile (Roxb. ex Vauch.) Hauke

Họ Cỏ tháp bút : Equisetaceae

Mô tả: Cây thảo có thân rễ dài nằm dưới đất, thân cao đến 1m hay hơn (3-4m), rộng 5-l0mm, màu lục, có 3-6 cành, phân thành từng lóng dễ gẫy ở mắt. Lá thành vòng ôm thân, có 6-30 răng thấp, màu sậm. Bông bào tử xoan tròn dài ở ngọn, chót có mũi nhọn ngắn; vẩy mang túi bào tử hình khiên; bào tử hình cầu có 4 sợi đàn hồi.

Sinh thái: Ưa ẩm, có khi chịu ngập nước và ưa sáng, thường mọc ở ven suối, trong trảng cỏ và cây bụi ở đầm lầy hay bãi cát ven sông, ở độ cao 0-1800m. Mùa sinh sản tháng 10-12.

Phân bố: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình đến Quảng Trị, Lâm Đồng. Còn gặp ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, XriLanca, Malaixia

Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái quanh năm, loại bỏ tạp chất phơi khô. Khi dùng cắt ngắn.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng giải nhiệt lợi niệu, lợi thấp.

Công dụng: Được dùng chữa viêm màng tiếp hợp cấp, mát đỏ sưng đau, lỵ, viêm ruột ỉa chảy, bệnh về gan, sỏi niệu đạo và rong kinh.

Liều dùng: 15-30g. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài thuốc:

1. Viêm gan thể hoàng đản:

a) Cỏ tháp bút, Lá diễn, Ban, đều 30g. Nấu nước uống.

b) Cỏ tháp bút 30g, cỏ lá tre (Đạm trúc diệp) 20g. Nấu nước uống. (CVBTTD)

2. Viêm gan mạn tính:

a) Cỏ tháp bút, Lạc thạch, Xoan quả to, đều l0g, Rễ dành dành, Hương trà thái, đều 12g. Nấu nước uống.

b) Cỏ tháp bút 30g, Nhân trần Trung Quốc 15g, Cam thảo l0g. Nấu nước uống.

c) Cỏ tháp bút, Rễ Chàm mèo đều 30g, Hy kiểm (Tam diệp hương trà thái) 15g. Nấu nước uống. (CVBTTD)

Ghi chú: Cỏ tháp bút chứa các alcaloid nhưequisetin, nicotin, palustrin, 3- methoxypyridin; còn có thymin,dimethylsulfon.

Các flavonoidđã được tìm thấy là isoquercitrin, galuteolin, equisetrin. Còn có các chất khácnhư pachysapogenin A, pachysapogenin B và - β-sitosteroỉ,stigmasterol, octocosane, tricontane, vv...

Nước sắc Cỏ tháp bút có tác dụng lợi tiểu và làm tăng thải trừ chì. Còn có tác dụng cầm ho và khử đàm.


Tin liên quan:

Quế

Phòng phong thảo

Kinh giới

Bạch chỉ nam

Bạch hạc

Ké hoa vàng

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn