Âm Dương

Date: 29/07/2016Lượt xem: 31464

Âm Dương là 2 cương lĩnh quan trọng nhất để quan sát và phân tích bệnh tật.

Về sinh lý thì Khí là Dương, Huyết là Âm.

Về giải phẫu thì Phủ là Dương, Tạng là Âm.

Về Bộ vị thì lưng và phía ngoài Tứ chi là Dương, bụng và phía trong tứ chi là Âm.

Công năng của Âm Dương tùy đối lập nhau nhưng có tương quan mật thiết với nhau: Theo Nội Kinh : “Âm tại nội Dương chi thủ dã, Dương tại ngoại Âm chi sứ dã” nghĩa là “ Âm ở trong thì Dương giữ gìn ở ngoài, Dương ở ngoài thì Âm lại sai khiến ở trong”.

Về mặt bệnh lý, bệnh chứng tuy phát triển phức tạp, nhưng biểu hiện của nó cũng không ngoài Âm Dương mất thăng bằng, tức là: “Âm thắng thời Dương bệnh, Dương thắng thời Âm bệnh” hoặc “Dương thắng thời Nhiệt, Âm thắng thời Hàn”, và “Dương hư thời ngoài lạnh, Âm hư thời trong nóng”, “ Dương thịnh thời ngoài nóng, Âm thịnh thời trong lạnh”.

Phần nhiều những chứng: Biểu, Nhiệt, Thực, thuộc về khí Dương thắng, những chứng: Lý, Hàn, Hư thuộc về khí Âm thắng. Trong thực tế, sự biến hóa về Âm Dương của bệnh tật thường không đơn thuần, chẳng hạn: chứng “ cực nhiệt” mà chân tay giá lạnh thì đó là “chân Nhiệt giả Hàn”, đó là hiện tượng “Nhiệt cực sinh Hàn”. Ngược lại, mình nóng mà muốn đắp chăn, miệng khát nhưng không muốn đắp chăn, miệng khát nhưng không muốn uống nước, thì đó là “chân Hàn giả Nhiệt”, đó là hiện tượng “ Hàn cực sinh Nhiệt”.

Nội Kinh đã ghi “ người chẩn đoán giỏi, xét về sắc, án về mạch, trước hết phải phân biệt cho được Âm Dương”. Muốn phân biệt được Âm Dương, tất nhiên phải thông qua bốn phép: vọng, văn, vấn, thiết theo bảng phân biệt Âm chứng và Dương chứng:


BẢNG PHÂN BIỆT ÂM CHỨNG VÀ DƯƠNG CHỨNG

 


1 Tứ chẩn Âm Dương

 

Vọng

 

Văn

 

Vấn

 

Thiết

Dương chứng

- Nằm ngoảnh mặt ra – Mặt đỏ mắt mờ nhìn chỗ sáng, môi khô miệng nóng hoặc bị nứt: Rêu lưỡi vàng và dày, ưa gặp người. Tay chân mỏi, thân mình nằm hay ngẩng lên

Nói nhiều

thở mạnh

Đại tiện rất hôi khó chịu

Ưa chỗ mát

thích uống nước, Tiểu tiện đỏ, Đại tiện bế hoặc táo bón

Mạch hoạt sác Phù đại, tay chân ấm, bụng đau, không thích xoa bóp

 

 

 

 

Âm chứng

Nằm mặt ngoảnh vào vách

- Nhắm mắt ghét chỗ sáng, không muốn gặp ai

Mặt và môi nhợt nhạt

- Rêu lưỡi trắng mà nhuận

Ít nói nói nhỏ thở nhẹ

Đại tiện có mùi tanh

Ưa chỗ nóng. không khát Nước tiểu trong

 Đại tiện lỏng không sốt, nhưng ghét lạnh

Mạch trầm tế nhược trì,

Thân mình và tay chân giá lạnh và mỏi

Bụng đau thích xoa bóp


Bị chú:

Ngoài ra còn phân biệt: “ chân Âm chân Dương bất túc” và “ vong Âm và vong Dương”:

- Chân Âm chân Dương bất túc: Các chứng Dương hư và Âm hư đều thuộc Thận.

+ Dương hư là chân Dương của Thận hỏa hư.

+ Âm hư là chân Âm của Thận thủy hư.

- Vong Âm và vong Dương:

Chứng này sinh ra do sốt nặng, dùng thuốc phát tán nhiều hoặc bị thổ tả quá độ hoặc mất máu nhiều.



Tin liên quan:

Phương pháp chẩn đoán trong châm cứu chữa bệnh

Hàn Nhiệt

Hư Thực

Biểu Lý

Âm Dương

Phương pháp chẩn đoán trong châm cứu chữa bệnh

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn