Hư Thực là hai cương dùng để chỉ rõ chính khí, tà khí thịnh hay suy:
Hư là chính khí hư ( Chính khí không đủ )
Thực là tà khí thực ( Tà khí mạnh sinh ra thực )
Do bản chất mạnh yếu, sinh ra tà khí thịnh suy không giống nhau, nên châm cứu có thủ pháp bổ tả khác nhau.
Hư chứng: Hiện tượng suy nhược, bất túc, bệnh kéo dài từ lâu.
Thực chứng: Hiện tượng cường thịnh, hữu dư, bệnh mới mắc.
Biểu thực: Nóng, không có mồ hôi.
Biểu hư: Nóng có mồ hôi.
Lý thực : Bụng rắn, đại tiện bế.
Lý hư: Bụng mền đại tiện lỏng.
Khí hư: Hơi thở ngắn, nói nhỏ, tự ra mồ hôi, tim hồi hộp ù tai, mỏi mệt, ăn ít, tiêu hóa thất thường, mạch vi hoặc hư: Thoát giang (Nam), sa tử cung (Nữ).
Khí thực: Đàm nhiệt, thấp nhiệt, thực trệ, táo nóng, bụng cứng đầy, buồn bực nhiều đờm … đại tiện bón hoặc đi ít.
Huyết hư: Tâm phiền, ít ngủ, nóng tính hay giận, hay sốt về đêm, ra mồ hôi trộm, da thịt khô, môi nhợt mạch tế vô lực.
Huyết thực: Khi nóng khi lạnh, hay sốt, có mồ hôi trộm, người đau, bụng hông đau, chất lưỡi tím, đại tiện đen, kinh bế (Nữ).
Muốn phân biệt rõ ràng về hư, thực phải dựa vào chẩn mạch mới khỏi lầm lẫn:
- Mạch có lực là chứng Thực.
- Mạch vô lực là chứng Hư.
Trương Trọng Cảnh viết: “ Cần phân biệt rõ Hư thực. Bệnh hư nên Bổ. Bệnh thực nên tả”.