Biểu Lý

Date: 25/03/2016Lượt xem: 37978

Trên cơ thể ta, da lông kinh lạc là Biểu, lục phủ ngũ tạng là Lý. Bộ vị đó cho ta biết, bệnh tà đang ở ngoài hay đã vào trong. Nông hay sâu, nhẹ hay nặng.

- Ngoại cảnh lục dâm thường trước hết xâm nhập da lông kinh lạc, sinh ra: sợ lạnh, phát sốt, đầu đau, mình mỏi, đó là Biểu chứng. Khi đã xâm phạm đến ngũ tạng thường thấy sốt nặng. Tinh thần mê mệt, phiền táo, khát nước, bụng đau, nôn mửa, đi ngoài lỏng hoặc đại tiểu tiện bế tắc đó là Lý chứng.

- Những chứng bệnh do trong phát sinh, hoặc do rối loạn tình chí, hoặc vì lao tổn quá sức hoặc vì ăn uống, tửu sắc quá độ làm cho các chức năng tạng phủ bị trở ngại – đó gọi là Lý chứng.

- Cũng có trường hợp, bệnh không phải Biểu, không phải Lý, ở vào khoảng giữa Biểu và Lý - đó là chứng bán Biểu bán Lý.

Trường hợp này, thường thấy Hàn Nhiệt vãng lai: Bụng hông nặng nề, tâm phiền muốn nôn mửa, miệng đắng, không muốn ăn, cổ khô, mắt hoa, rêu lưỡi trơn nhuận, mạch huyền tế.

Thường thì: Bệnh từ Lý xuất Biểu là hiện tượng tốt gọi là thuận. Trường hợp này, bệnh nhân từ chỗ phiền táo, bứt rứt, trở thành phát nhiệt, có mồ hôi hoặc sinh ban, chẩn, đậu v.v…

Ngược lại, nếu thấy do Biểu nhập Lý là bệnh đang phát triển, không tốt gọi là nghịch. Trường hợp này, bệnh nhân nặng dần, từ chỗ nước tiểu trong thành nước tiểu vàng, đỏ, muốn nôn ọe, miệng đắng, không muốn ăn hoặc muốn ngủ, nói nhảm, bụng đau v.v…Nếu lẫn lộn cả chứng Biểu lẫn chứng Lý thì bệnh khó chữa, nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ: Có Biểu chứng là ghét lạnh, phát nhiệt, đau đầu, lại có đau bụng đi ngoài, đầy bụng thuộc Lý chứng.


BẢNG PHÂN BIỆT HÀN NHIỆT HƯ THỰC CỦA BIỂU LÝ


Chứng bệnh biểu lý

Chứng bệnh

Rêu lưỡi

Mạch tượng

Biểu Hàn

Đau đầu phát nhiệt, ghét lạnh, không mồ hôi, xương đau.

Trắng nhợt

Phù khẩn

Biểu Nhiệt

Phát nhiệt ghét gió, đầu đau, có mồ hôi, hoặc không mồ hôi. Khát nước

Trắng nhợt chất lưỡi đỏ

Phù sắc

Biểu Hư

Tự ra mồ hôi, hoặc mồ hôi chảy luôn không ráo, sợ gió

Lưỡi nhợt nhạt

Phù nhược vô lực

Biểu Thực

Phát nhiệt ghét lạnh, không mò hôi, mình đau

Rêu lưỡi trắng

Phù khẩn

Lý Hàn

Tay chân giá, không khát ghét lạnh, ưa nóng, bụng đau, đại tiện lỏng, nước tiểu trong trắng.

 

Rêu lưỡi trắng trơn

Trầm trì

Lý Nhiệt

Sốt nhiều miệng khát, mắt đỏ, trằn trọc, nước tiểu vàng đỏ

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng

Sác

 

 

 

Lý Hư

Khí nhược, biếng nói, ăn kém, mệt mỏi, đầu choáng váng.

Rêu lưỡi trắng nhạt

Trầm nhược

Lý Thực

Sốt nhiều, nói nhảm, tay chân có mồ hôi, không đại tiện, bụng đầy cứng, đau quanh rốn

Rêu lưỡi vàng

Trầm thực


Bị chú:

Sự diễn biến của bệnh về hàn nhiệt biểu lý rất phức tạp, nếu cần chú ý.

+ Biểu Lý đều nhiệt nên chú ý về Lý, nghĩa là phải làm cho mát trong.

+ Biểu lý đều Hàn nên chú ý ôn Lý, nghĩa là phải chú ý làm cho nóng ấm ở trong lên.

+ Nếu biểu hàn lý nhiệt hoặc biểu nhiệt lý hàn nên chú ý công ngay biểu để giải biểu tà. Nếu không giải biểu tà ngay khi lý tà còn đó, biểu ta sẽ thừa hư thâm nhập làm cho bệnh càng nặng, rất nguy hiểm.


Thu Hà

 Theo GS. TSKH. Nguyễn Tài Thu

Thầy thuốc Nhân dân

 Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam.

Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Châm cứu thế giới

Nguyên Viện trưởng Viện Châm cứu Việt Nam

Châm cứu chữa bệnh

Hà Nội – 2012



 

Tin liên quan:

Phương pháp chẩn đoán trong châm cứu chữa bệnh

Hư Thực

Âm Dương

Phương pháp chẩn đoán trong châm cứu chữa bệnh

Hàn Nhiệt

Hư Thực

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn