Cấu trúc của Yoga

Date: 11/07/2016Lượt xem: 141358

Yoga có nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản Yoga có 2 dạng chính, đó là Rajayoga và Hathayoga. Trong đó Rajayoga là nói về cách ứng xử, còn Hathayoga là nói về cơ thể:

- Yogasanas: tư thế của cơ thể.

- Satkarmas: sáu liệu pháp tâm sinh lý làm trong sạch cơ thể và làm tăng sinh khí của cuộc sống, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Pranayama: những bài tập kiểm soát nhịp thở.

Khi tiêu điểm của việc thực hiện bài luyện tập tập trung trên Antaratma, tinh thần bên trong hay linh hồn, nó được coi là Hathayoga. Còn khi tập trung trên Atma hay phần trí lực của riêng mỗi người thì được gọi là Rajayoga.

Asanas và Pranayamas làm tăng lượng máu và tuần hoàn khí, làm cho cơ thể trẻ lại.

* Hathayoga:

Loại này sử dụng kỷ luật nghiêm khắc để hợp nhất những năng lực của cơ thể với ý thức bằng cách áp dụng nhưng tư thế cơ thể với những bài tập hít thở. Bằng phương pháp này, người tập luyện Yoga có khả năng đạt được sự kiểm soát lên sự trao đổi chất và đạt được sức khỏe đáng kể. Do đó, Hathayoga cần đến Asanas.

Hathayoga sử dụng kỷ luật nghiêm ngặt, nhưng khi luyện tập Asanas nhớ chú ý đến các cơ quan nội tạng của cơ thể được thư giãn, không nên để bất cứ cơ quan nào căng thẳng. Khi luyện tập Asanas, không nên tăng nhịp độ thở, nếu có sự hấp tấp hay căng thẳng sẽ không có hiệu quả. Đó là lý do tại sao Yoga là cách phát triển thể chất và tâm hồn, giúp trẻ lại và là cách ngăn ngừa bệnh tật, gìn giữ sức khỏe tốt nhất.

Hathayoga đạt được sự nhận thức qua luyện tâp (thể chất và tinh thần) và sự suy ngẫm.

* Rajayoga:

Luyện tập Yoga tức là sự kiểm soát tính khí cá nhân, ham muốn thú tính trong mỗi người như giận giữ, tính kiêu ngạo, ham muốn vật chất.

Rajayoga thì khác Hathayoga. Có thể hiểu Rajayoga là Hathayoga ở mức độ nhạy cảm. Nó là sự sáng tạo ra kỷ luật tự nhiên từ sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn, cố gắng đạt được tư thế tâm hồn kháo khát, theo đó bất cứ tình huống nào con người cũng có thể tìm thấy chính mình trong đó. Trong Yoga, tư thế hoa sen hay pasmasana (hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết), một Rajogi đạt được tư thế này về tinh thần. Tâm hồn hợp nhất với chúa thì tràn đầy tình yêu vì duy trì được sự trong sạch của tâm hồn.

Không thể luyện tập Hathayoga mà không có Rajayoga. Con người có thể không nhượng bộ những ham muốn sinh vật nhưng khi tập những phương pháp này thì mục đích đó sẽ đảo ngược lại. Tới một mức nào đó, Hathayoga có thể được coi như là một dạng mở rộng của Rajayoga.

Rajayoga đạt được sự nhận thức qua sự suy ngẫm.



 



Tin liên quan:

Khi tập yoga cần chú ý điều gì?

Nguồn gốc của Yoga

5 tư thế yoga cho bạn một bộ ngực đẹp và săn chắc

Nguồn gốc vai trò của Yoga

Khi tập yoga cần chú ý điều gì?

5 tư thế yoga cực tốt cho chuyện ấy

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn