Yoga là một từ hay Shabda, xuất hiện thường xuyên trong các bài luận xưa, nó được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau với nhiều nghĩa khác nhau mà từ Sankrit tương đương có thể là bất cứ từ nào sau đây: Sambadha, Sanshara, Upaya, Sangati, Jnana, Yukti.
- Người sáng lập Yoga có tên là Patanjali đã mô tả nó là: tâm trí có tính quyết đinh với mọi hoạt động của cơ thể. Yoga làm cho tâm trí tập trung vào linh hồn của nó.
- Theo Katopanishad lại nói về Yoga là “Taam Yogamiti Manyante Sthira Mindriya Dharanaam” có nghĩa là: Yoga giúp đưa tâm trí con người từ thế giới rộng lớn bên ngoài đến thế giới nội tâm trong linh hồn mỗi người, đặt tinh thần, giác quan và sức mạnh dưới một tầm kiểm soát.
- Từ đó, có thể nói Yoga đã phát triển như là một kỹ thuật mà con người tập luyện để tự kiểm soát các tình trạng thể chất và tinh thần của mình. Để từ đó, con người đạt được hạnh phúc, sung sướng loại bỏ những bất hạnh và những phẩm chất xấu, đạt đến sự cứu rỗi linh hồn.
Yoga được coi là Astanga, nghĩa là 8 khía cạnh của Yoga, đó là: Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana, Samathi.
+ Yama: đại diện cho Ahimsa, nhân từ với mọi sinh vật sống, tôn trọng và rộng lượng, khách quan trong mọi tình cảm, việc làm và quan sát.
+ Niyama: Có nghĩa là sự hài lòng, sự sạch sẽ và sự sám hối.
Sự sạch sẽ về tinh thần hay nội tâm và sự sạch sẽ về thân thể.
Hạnh phúc và hài lòng thực sự là một trạng thái tinh thần khỏe mạnh.
Sự sám hối giúp làm trong sạch cơ thể.
+ Asana: là từ dùng để chỉ các tư thế thuộc về bản chất bên trong của các bài tập Yoga.
Bằng cách luyện tập Yama, Ni Yama và các Asana, một người có thể đạt được sự kiểm soát cơ thể, tâm trí và linh hồn của mình. Do đó, có thể chống lại được bệnh tật và giữ gìn sức khỏe.