Bạch chỉ nam

Date: 14/01/2020Lượt xem: 4004

Tên khác: Mát đẹp, Đậu chỉ

Tên khoa học: Millettia pulchra

(Colebr. ex Benth.) Kurz

Họ Đậu - Fabaceae

Mô tả: Cây gỗ nhỏ hay leo, cao 5-7 m, nhánh có lông vàng, rễ màu vàng. Lá kép lông chim lẻ, trục dài 20 cm, lá chét 11- 17, hình ngọn giáo hay thuôn, to 5x1.7 cm, mỏng, màu xanh xanh; gân bên 7-8 đôi; cuống phụ 3-4 mm. Chùm hoa ở nách lá, dài 6-20 cm, có lông màu gỉ sét. Hoa cao 12 mm, màu tím hồng. Quả đậu hình dao, dài 4-8 cm, rộng 1- 2 cm, có lông tơ vàng, hạt hình trứng dẹt, cỡ 10x8 mm, màu vàng nhạt.

Sinh thái: Mọc ở ven rừng và trong rừng rậm thường xanh, dọc khe suối, ở độ cao tới 1400 m. Cũng thường được trồng ở các vườn thuốc.

Ra hoa tháng 4- 6, có quả tháng 9-10.

Phân bố: Sơn La, Bắc Giang, Vĩnh Phúc vào tới An Giang.Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào.

Thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, thơm, tính mát; có tác dụng tiêu phong nhiệt, mẩn ngứa, giảm sưng tấy, làm ráo mủ vết thương.

Công dụng: Được dùng trị cảm mạo, sốt nóng, không ra mồ hôi, tay chân nhức mỏi, phong thấp đau xương, viêm da do dị ứng sơn, ban trái, đậu mùa. Liều dùng 8- 16g cho đến 40g.

Bài thuốc:

1. Mẩn ngứa:

Rễ Bạch chỉ nam, Đơn kim, Liễu đỏ, mỗi vị 30g. Sắc uống.(TĐCT)

2. Phong thấp đau nhức:

Bạch chỉ nam, cành Liễu, Huyết đằng, mỗi vị 20g. Sắc uống.(nt)

3. Đau bụng, kém tiêu, ỉa chảy:

Bạch chỉ nam 20g, vỏ Quýt 12g, Hậu phác nam 8g. sắc uống.(nt)

4. Ngứa lở do dị ứng sơn:

Bạch chỉ nam tươi mài với nước gạo hoặc nước cơm dùng bôi.(nt)

Ghi chú: Phần trên mặt đất của Bạch chỉ nam chứa (-) maackiain, (-) pterocarpin, (-) sophoranon và các hợp chất flavonoid.


Tin liên quan:

Bạch hạc

Ké hoa vàng

Cây tô mộc

Bạch Thược

Nhội

Thiên lý

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn